Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

5 cách để bé và bố mẹ làm quen với nhau

Bé mới chào đời chính là một thành viên vừa “chuyển đến” sống với gia đình. Đó là nguyên do của sự cần thiết phải có những màn làm quen và cần trò chuyện khá nhiều để bé và bố mẹ hiểu nhau hơn, từ đó hình thành nên sợi dây gắn kết trong gia đình.

1. Tín hiệu

Ngay cả những nhóc tì tí xíu cũng thích được giao tiếp. Và theo nhà tâm lý Joanna Hawthorne: “Mỗi hành động, cử chỉ của bé đều là muốn nói với chúng ta điều gì đó. Và người lớn chúng ta chỉ cần học để nhận biết những “tín hiệu” của riêng từng em bé”.

Một em bé đang bị stress có thể sẽ ngáp, hắt hơi hoặc đổi màu da. Khi ấy bạn nên hiểu rằng lúc này không phải lúc để chơi, bé cần thời gian yên tĩnh. Nếu em bé của bạn yên lặng nhìn quanh, có thể bé muốn tán gẫu và chơi với bạn đấy.

Khóc cũng là một cách giao tiếp chứ không phải bé đang hư đâu nhé! Có thể là bé muốn nói “con đói”, “con buồn ngủ” hoặc “con cần được thay bỉm”. Cũng không loại trừ trường hợp bé muốn được chơi và nói chuyện cùng bố mẹ.

Bé mới chào đời là thành viên mới "đến" rất đáng được chào đón

2. “Lời nói”

Ngôn ngữ giao tiếp là điều không thể thiếu với một em bé, bởi thế, bạn nhớ rằng phải nói. Nói để tường thuật cho bé ngay cả những điều bạn đang làm. Ví dụ bạn bảo: “Đến giờ tắm rồi nào, mẹ cởi áo nhé… bỏ bỉm này… Rồi, bé của mẹ bơi nào…” rồi đỡ bé vào chậu tắm.

Bạn hãy đặt tên cho cả những vật dụng quanh bé nữa, để gọi tên chúng mỗi ngày, nhớ lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Con nhìn Teddy kìa. Có phải Teddy của con không? Đúng là bạn Teddy đáng yêu nhỉ…”.

Hỏi bé và tự trả lời câu hỏi. Ví dụ: “Đây là con gì? Đây là con vịt vàng…”.

Hát cho bé nghe và đánh nhịp. Cố gắng “thể hiện” theo những phong cách khác nhau.

Không nên đưa cho bé ti giả để bé ngậm vì như thế việc “trò chuyện” sẽ gặp khó khăn hơn.

Tắt ti vi đi để bé và bạn có thể tập trung vào nhau.

3. Nét mặt

Các em bé xíu xiu thường thích quan sát những khuôn mặt, nhưng bé chỉ tập trung ở khoảng cách 20-30 cm. Bạn nên thử để tìm ra đâu là khoảng cách phù hợp nhất với bé.

Nói chuyện với bé, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt, các thay đổi trên nét mặt và chuyển động của môi sẽ giúp đôi bên hiểu nhau.

4. Ngôn ngữ cử chỉ

Những cử chỉ như nhún vai, vẫy tay có thể ra dấu cho bé biết bạn đang giao tiếp với bé. Do đó, hãy “nói” với bé bằng toàn bộ cơ thể bạn.

Khuyến khích bé bắt chước các biểu hiện, cử chỉ, lời nói của bạn bằng cách nhại theo những âm thanh của bé. Bé sẽ nghĩ rằng đang cùng bố mẹ chơi trò chơi.

Hãy thử massage cho bé, bởi vuốt ve là một dạng thức giao tiếp tuyệt vời. “Song bạn lưu ý đến phản ứng của bé nhé. Bởi vẫn có những em bé không thích bị bố mẹ lột trần để vuốt ve đâu. Khi ấy nên cho bé thời gian rồi thử lại” – Joanna cho biết.

5. Chơi đùa

Những tuần đầu tiên trong cuộc đời, “đồ chơi” lý tưởng nhất của bé chính là khuôn mặt và giọng nói của bạn.

Khi bé lớn hơn, hãy chơi ú òa với bé, hoặc vỗ tay theo nhịp, chơi cù kít v.v.

Bé lớn hơn nữa, bạn hãy bắt đầu đọc truyện cho bé nghe, nói với bé về những bức tranh trong truyện.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Dạy trẻ tự lập về tài chính để ‘giảm tải’ cho bố mẹ
  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?
  • 6 cách hay của bố mẹ giúp con nói tiếng Anh ‘như gió’
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Con gái cần được cha dạy dỗ những gì?
Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn