Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nguyên nhân làm cho da bé xanh xao

Khi thấy da bé có sắc xanh xao, bất cứ cha mẹ nào cũng đều rất lo lắng. Nguyên nhân nào dẫn đến những biểu hiện này? Bạn hãy kiểm tra xem có phải bé mắc những bệnh lý dưới đây không nhé.

1. Bé không nhận được đủ oxy

Lượng oxy dự trữ đủ trong phổi có chức năng tái tạo hồng cầu và tế bào máu khiến làn da bé luôn hồng hào, khỏe mạnh. Thiếu oxy, da bé dễ trở nên xanh tím. Nếu bé thường xuyên có biểu hiện xanh tím vùng môi, lưỡi hoặc vùng kín thì có khả năng bé mắc chứng bệnh về phổi. Trường hợp này bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm cách điều trị.

2. Bé thiếu máu

Làn da lý tưởng nhất ở bé là luôn được hồng hào

Tốc độ lưu thông máu trong cơ thể bé quá chậm; kết quả, máu và oxy không được tuần hoàn tốt và khiến da bé xanh xao. Trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung viên sắt cho bé trong một khoảng thời gian.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, bé được bổ sung viên sắt thường lười ăn và ăn kém ngon miệng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng viên sắt cho bé.

3. Bé mắc bệnh tim bẩm sinh

Các bác sĩ gợi ý rằng, làn da lý tưởng nhất ở bé là luôn hồng hào. Mặc dù khi bé khóc to, làn da toàn thân có biến đổi chút ít nhưng da bé sẽ trở lại bình thường ngay sau đó.

Trường hợp môi, da đầu ngón tay, ngón chân bé luôn trong tình trạng xanh tím, có khả năng bé mắc bệnh tim. Khi bé mắc bệnh, tuần hoàn máu trong tim bé thường bị rối loạn, cơ thể bé sẽ thiếu oxy, khiến bé bị tím môi và tím đầu ngón chân, tay.

Ngoài ra, bé bị bệnh tim bẩm sinh thường khá yếu, kém hoạt động. Khi bé bú hoặc quấy khóc, làn da bé sẽ trở nên tím tái. Bé tăng cân chậm, đổ nhiều mồ hôi, sức đề kháng kém nên dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bé cũng có hiện tượng thở co rút lồng ngực mỗi khi hoạt động nhiều.

Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé và có biện pháp điều trị thích hợp.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
  • Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu
  • Đầu của trẻ to hơn bình thường có phải là bị bệnh?
  • Vàng răng ở trẻ: nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động giảm chú ý có gì khác biệt?
Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn