Khi bé con của bạn háo hức tò mò nhìn theo những miếng thức ăn bạn gắp từ đĩa thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đã đến lúc muốn được ăn dặm.Dưới đây là 10 điều bạn cần lưu ý:
1. Chắc chắn con bạn đã sẵn sàng. Theo các bác sĩ, bạn nên đợi đến khi con được từ bốn đến sáu tháng tuổi mới bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm. Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó. Thay vì ép buộc bé chuyển ngay sang chế độ ăn dặm theo ý
2. Tập làm quen với thức ăn. Bạn và nhóc tì của bạn có rất nhiều thời gian để khám phá thế giới bếp núc và những món ăn tuyệt vời nhưng đừng nôn nóng. Hãy cho con ăn thật từ tốn, bắt đầu với lượng thức ăn rất ít và những thực phẩm dễ tiêu, sau đó mới tăng dần số lượng và chất lượng thức ăn.
3. Cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài trong suốt năm đầu đời. Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của bé trong suốt năm đầu đời vì vậy dù bạn đã tập cho bé ăn dặm thì vẫn nên tiếp tục cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé được cung cấp đầy đủ và cân bằng.
4. Chọn thức ăn phù hợp. Hãy quan sát để biết con bạn thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào để tìm ra thực đơn phù hợp nhất cho bé. Ngoài ra, bạn cũng phải xem các thành viên trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với loại thức ăn nào không và tránh không cho bé sử dụng đề phòng bé cũng bị dị ứng với loại thức ăn đó do di truyền.
5. Chấp nhận sự lôi thôi của bé. Khi bé ăn dặm cũng là khi bạn thấy quần áo bé lúc nào cũng lem nhem với các loại nước sốt hay vụn thức ăn rớt xuống thậm chí văng ra cả sàn nhà. Do vậy, trong thời gian này bạn hãy sắm cho bé những bộ quần áo phù hợp để bé mặc mỗi khi ăn.
6. Mỗi tuần cho bé ăn thêm một loại thức ăn mới. Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.
7. Đừng lo lắng khi bé đi ngoài ra phân khác màu. Khi bạn cho bé ăn dặm bạn đã đưa vào ruột bé những loại thức ăn khác nhau do vậy đừng lo lắng nếu thấy phân của con có những màu sắc hay hình dạng khác thường. Thậm chí bạn sẽ thấy những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa được cũng sẽ ra ngoài theo phân của bé.
8. Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ. Do vậy, tốt nhất bạn nên cho con ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có ba bữa chính lớn.
9. Làm theo ý bé. Nếu con bạn tỏ ra không thích ăn hoặc bé không thấy đói thì đừng cố ép bé ăn. Tốt nhất là hãy để cho bé cảm thấy thích thú với việc ăn uống. Nếu bé thực sự không thích ăn dặm bạn có thể cho bé quay về thời kỳ bú sữa cũng không hề gì.
10. Biến bữa ăn thành một sự kiện với bé. Hãy cho bé được ngồi cùng gia đình trong mỗi bữa ăn. Tập cho bé chia sẻ thức ăn với các thành viên khác trong gia đình như ông bà hay anh chị em. Chắc chắn bé sẽ rất thích sự tham gia mới mẻ này.