Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Không nên ăn gì khi đói bụng?

Khi bạn đang đói thì hãy cẩn thận với một số loại thực phẩm có khả năng gây những hậu quả không tốt cho cơ thể. Dưới đây là 8 loại thực phẩm trong số đó.

1. Đồ uống lạnh

Các nhà khoa học khuyến cáo, khi bụng đang trong tình trạng “trống rỗng”, không nên nạp vào cơ thể mình lượng lớn các loại đồ uống lạnh. Bởi chính nó là thủ phạm kích thích dạ dày 1 cách dữ dội, tiết nhiều dịch vị trong khi không hề có thức ăn. Điều này sẽ khiến bạn mắc các chứng bệnh về dạ dày.

Với phụ nữ, trong những “ngày ấy”, nếu sử dụng quá nhiều nước hay các loại đồ uống lạnh còn có nguy cơ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

2. Cà chua và hồng

Đây vẫn được đánh giá là những loại quả bổ dưỡng nhưng khi ăn vào lúc đói thì lại không tốt chút nào.

2 loại quả với sắc đỏ rực rỡ này có chứa rất nhiều nhựa (mủ), axit. Do đó, khi bị nhào trộn với dịch dạ dày mà không có các loại thực phẩm khác thì sẽ tạo nên 1 phản ứng hóa học, trong đó có sự ngưng tụ của các yếu tố vật chất. Sự ngưng tụ này là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.

3. Quýt

Quýt kích thích không tốt đối với niêm mạc dạ dày, gây đầy hơi, ợ hơi, thậm chí còn gây nôn ra dịch dạ dày.

Trái quýt vẫn được biết đến như 1 loại hoa quả ngon và có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, lành tính (vỏ có thể sử dụng như 1 vị thuốc dân gian trị các bệnh về cảm cúm…). Tuy nhiên, không phải tốt có nghĩa là có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ăn quýt trước bữa cơm hoặc khi bạn đang đói sẽ bất lợi cho hệ tiêu hóa. Với hàm lượng axit lớn, quýt kích thích không tốt đối với niêm mạc dạ dày, gây đầy hơi, ợ hơi, thậm chí còn gây nôn ra dịch dạ dày.

4. Trà

Uống trà là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Với người cao tuổi, thưởng trà là thú thanh tao, trang nhã.

Song trà cũng có khả năng tạo ra những ảnh hưởng không tốt với cơ thể. Uống trà khi đói, dịch vị dạ dày sẽ bị loãng đi, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Nếu uống nhiều trà có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các biểu hiện: chóng mặt, mệt mỏi, đứng không yên và luôn có cảm giác chênh vênh.

Để có thể tận hưởng được vị ngon, cảm giác thảnh thơi của thú thưởng trà, bạn nên uống trà sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ.

5. Sữa bò và sữa đậu nành

Đây là nguồn thực phẩm chứa 1 lượng protein lớn. Với hàm lượng các thành phần dinh dưỡng phong phú, sữa bò, sữa đậu nành luôn là sự lựa chọn để bồi bổ cho cơ thể.

Song nếu uống sữa khi đói, protein trong sữa sẽ bị “ép” phải chuyển hóa thành nhiệt năng. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng trong sữa sẽ bị giảm thiểu, bị mất tác dụng.

6. Chuối tiêu

Chuối chứa rất nhiều magie. Vì vậy, ăn chuối vào lúc đói bụng sẽ làm nảy sinh những ức chế đối với mạch máu, có hại cho sức khỏe của bạn.

7. Kẹo

Kẹo là 1 loại đồ ăn rất dễ được cơ thể hấp thụ. Khi ăn nhiều kẹo trong lúc đói bụng, lượng đường trong kẹo sẽ được nạp 1 cách nhanh chóng vào trong cơ thể mà không có sự điều tiết thích hợp. Điều này sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tật.

Đối với trẻ em, bạn cần đặc biệt chú ý, không để cho bé ăn kẹo trước bữa ăn cơm. Nếu trẻ ăn vào sẽ bị ngang bụng, không những khống hấp thụ được các loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn khiến cho cơ thể của bé dễ bị mắc bệnh.

8. Rượu trắng

Rượu – kẻ thù chính của dạ dày, là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét dạ dày. Hơn thế nữa, người uống rượu sẽ có nguy cơ bị giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết), dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mồ hôi lạnh, nghiêm trọng hơn là mê man bất tỉnh, thậm chí có thể tử vong.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Dinh dưỡng & Sức khỏe , Sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

  • Những loại rau quả tốt cho người bị tiểu đường
  • 7 thực phẩm bổ sung nước nhiều nhất cho cơ thể
  • Ăn tỏi sống trong bữa ăn giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư phổi
  • 4 loại thực phẩm giúp bạn loại bỏ các độc tố trong thực phẩm
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè
Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn