Trong thai kỳ, chị em thường rất băn khoăn và cẩn thận với những hành động, sự thay đổi của bản thân vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, sự băng khoăn, lo lắng đó có phần hơi mơ hồ. Vậy nên chị em nên biết về một số nhân tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
1. Tư thế ngồi của thai phụ không thoải mái sẽ khiến thai nhi cũng không thoải mái
Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thường xuyên duy trì tư thế ngồi không thoải mái sẽ khiến cho thai nhi cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân chính là ngồi ở tư thế đó, các mạch máu không được lưu thông dẫn đến tình trạng thiếu oxy và lượng chất dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị giảm. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Để tránh tình trạng này, khi thai phụ cảm thấy không thoải mái, hãy lập tức thay đổi tư thế ngồi.
2. Các thai phụ bị tình trạng tăng mỡ bụng
Mỡ bụng dày sẽ làm cho không gian của tử cung bị hẹp lại, điều này ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ trong bụng. Nếu người mẹ quá béo, chất béo tích tụ quanh bụng sẽ khiến thai nhi gặp trở ngại trong quá trình sinh nở. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các thai phụ cần kiểm soát tình trạng tăng cân của mình trong quá trình mang thai.
3. Tần suất chuyển động của thai nhi phụ thuộc ít nhiều vào tâm lý của người mẹ
Việc thai nhi chuyển động nhiều hay ít không phải là do tâm trạng của thai nhi trong bụng. Sức khỏe của thai nhi chính là phụ thuộc vào lượng nước ối trong cơ thể bà mẹ. Trong thời gian mang thai, nếu các thai phụ duy trì được tâm trạng tốt thì rất có lợi cho sức khỏe của thai nhi. Ngược lại, nếu sự chuyển động của thai nhi tăng hoặc giảm đột ngột thì các bà mẹ tương lai cần đặc biệt chú ý. Hãy tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
4. Tử cung quá hẹp sẽ khiến thai nhi cảm thấy khó chịu?
Ở giữa giai đoạn thai kỳ, không gian bên trong tử cung mặc dù không rộng, tuy nhiên thai nhi vẫn cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn của thai kỳ, thai nhi không ngừng phát triển nên tử cung sẽ trở nên hẹp hơn khiến cho việc chuyển động của thai nhi gặp khó khăn. Mặc dù vậy, các bà mẹ tương lai cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.
5. Thai phụ nên hay không nên bế đứa trẻ khác trong thời kỳ mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ tăng cân khá nhiều, cộng với trọng lượng của thai nhi sẽ khiến cho cơ thể trở nên nặng nề hơn. Chính vì thế, tốt nhất là ở thời kỳ này, các thai phụ không nên bế đứa trẻ khác hoặc mang vác vật nặng.
6. Mẹ bị ốm, con không thoải mái
Nếu thai phụ bị sốt hay bị đau, thai nhi cũng cảm thấy không thoải mái. Mặc dù những lúc này, thai nhi không trực tiếp cảm nhận được sự khó chịu của mẹ nhưng môi trường sống của thai nhi sẽ có một số thay đổi. Người mẹ có tâm trạng không tốt cũng rất có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, để con mình có được một sức khỏe tốt, các bà mẹ nên điều chỉnh tâm lý của mình để tránh gây ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.
7. Lười đi vệ sinh
Cơ thể nặng nề của thai phụ sẽ gây cảm giác không thoải mái khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, không vì thế mà các thai phụ lười đi vệ sinh. Nếu thường xuyên “nhịn”, các thai phụ có thể bị táo bón khiến bụng sưng lên và điều này làm cho thai nhi hoàn toàn không thoải mái.
Tình trạng bị tiêu chảy nghiêm trọng cũng sẽ dẫn đến co thắt tử cung gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
8. Thay đổi nhiệt độ môi trường
Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cả thai phụ lẫn thai nhi đều cảm thấy khó chịu. Lượng nước ối trong cơ thể thai phụ nên được duy trì ở nhiệt độ ổn định. Chính vì thế, cà bà mẹ tương lai nên chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp và thoải mái để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
huong đã bình luận
không nen đau bạn àh.bạn cần nghỉ nghơi để sức khỏe hồi phục hoàn toàn đi.
thuy đã bình luận
Chào Bác sỹ, em năm nay 28 tuổi. Năm ngoái cưới chồng sau 1 tháng em có thai, nhưng được 8 tuần em bị sốt Rubella, phái bỏ thai lúc 10 tuần, sau đó em đi tiêm phong mũi 3R và mũi cảm cúm. Đến 6 tháng sau em có bầu trở lại, trước lúc nghỉ Tết em siêu âm thấy thai phát triển bình thường. Nhưng ra Tết đi làm được 3 hôm em thấy tức bụng dưới và có ra 1 vệt máu, em đi siêu âm thấy bác sỹ báo rau bám thấp, phải nằm nghỉ ngơi, em nằm ở nhà được 1 ngày thì thấy bụng dưới đau lâm râm và có cơn co thắt và có ra 1 cục máu bằng 2 ngón tay, em hết hồn vội đi viện, bac sỹ siêu am báo bị bong rau, và nằm chuyền ,sabutamol liên tục để cắt cơn co thắt, được 1 tuần thấy hết đau nên k chuyền nữa, siêu âm thấy bình thường, nhưng được 1 ngày thì đau lại và phải chuyền tiếp, trong thời gian chuyền thì có đặt thuốc âm đạo la progesterone,thời gian này thấy âm đạo co tiết nhiều dịch nhờn, đôi lúc cả máu, và có cả nước trong,sau 2 tuần chuyền lại thì bác sỹ cho siêu âm thấy ối cạn hoàn toàn, buộc phải đình chỉ thai bằng phương phap đặt xông âm đạo để đẻ tự nhiên, lúc đó thai được 19 tuần, bây giờ em đang nghỉ ngơi ở nhà được 1 tuần rồi,gia dinh em rất buồn vì đây là con đầu, lại la con trai, vợ chồng em đã tinh rất kỹ vì năm nay sinh Nhâm Thìn hợp tuổi với cả 2 vợ chồng, vậy mà,,,,Em muốn hỏi Bác sỹ la giờ em muốn có con trong năm Nhâm Thìn này tiếp, tức là chỉ khoảng gần sau 3 tháng từ lúc bỏ thai thì có được không? Em phải ăn uổng tẩm bổ , uống thuốc dưỡng thai gì và có phải nằm tại chổ để dưỡng thai không.Sức khỏe em rất tốt. Mong bác sỹ tư vấn cụ thẻ giúp em.Em xin cảm ơn.