Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Có nên cho trẻ dùng iPad sớm?

Sự ra đời của máy tính bảng đã thực sự thu hút rất nhiều người dùng trẻ tuổi. Vì giá thành ngày một rẻ, và điều kiện kinh tế phát triển mà nhiều bậc phụ huynh đã chọn sản phẩm này để con em được tiếp cận công nghệ sớm nhưng nhiều ý kiến cho rằng, không cho trẻ dùng iPad quá sớm.

IPad và trẻ em

Hiện nay, các bậc phụ huynh đều mong muốn cho con mình biết nhiều, biết sớm nên cố gắng cho trẻ học nhiều, tiếp cận công nghệ càng sớm càng tốt. Vì lẽ đó, nhu cầu mua một chiếc iPad là điều dễ hiểu vì kho ứng dụng App Store có rất nhiều ứng dụng học tập và giải trí thú vị dành cho trẻ.

Tại Việt Nam, với mức sống được nâng cao và giá iPad giảm dần, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng tìm mua iPad để cho con trẻ “tập tọe” và khám phá công nghệ sớm. Tuy nhiên không ít bậc phụ huynh lại đang lạm dụng thiết bị này để khỏi phải trông nom con cái và rảnh rang làm việc nhà. Chẳng hạn như nhiều bậc cha mẹ cho trẻ chơi iPad để dụ trẻ ăn cháo khỏi phải đi rong, hay cứ đưa cho trẻ một chiếc iPad là có thể tha hồ làm việc nhà mà không cần phải ngó xem nhóc có nghịch phá gì không.

Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dùng iPad quá sớm.

Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh còn tự hào rằng, iPad sẽ chuẩn bị cho con em họ những kỹ năng kỹ thuật số tương lai, đôi khi họ còn đánh giá sự thông minh của con em mình so với những đứa trẻ khác cùng trang lứa thông qua việc chúng sử dụng thành thạo một chiếc điện thoại hay máy tính bảng. Tuy nhiên, một đứa trẻ 3-4 tuổi với việc sử dụng iPad thành thạo có phản ánh được sự thông minh, trí tưởng tượng và kỹ năng sống của chúng sau này.

Bất lợi khi cho trẻ sử dụng quá sớm

Chị Hoa, chuyên viên kinh doanh của một công ty nước ngoài cho biết, vì muốn cho con sớm quen với các thiết bị công nghệ nên chị đã mua cho con trai ba tuổi một chiếc iPad với hy vọng cháu làm quen sớm với công nghệ. Tuy nhiên, theo thời gian cháu nghiện lúc nào không hay, lúc nào cũng chỉ đòi chơi trên iPad và ngay cả khi ăn cũng bắt mẹ bón và tay không rời màn hình iPad.

Đúng là không thể phủ nhận được việc App Store cung cấp rất nhiều ứng dụng học tập tuyệt vời cho trẻ, thiết bị số sẽ tạo cho trẻ những kỹ năng linh hoạt, kích thích trí thông mình, nhưng thử hỏi bao nhiêu phần trăm các bậc phụ huynh cho con chơi iPad biết đến những ứng dụng đó hay chỉ cho trẻ một thiết bị để thu hút sự tập trung của chúng khỏi những thứ khác.

Nhiều ý kiến lại cho rằng, trẻ nhỏ nên tham gia vào các hoạt động bên ngoài như đá bóng, chơi búp bê,… để phát triển trí tưởng tượng vô hạn của tâm hồn trẻ thơ. Rõ ràng, iPad không phải là sân chơi hay bãi cỏ. Trên thực tế, sự cô lập của iPad có thể làm nghèo nàn các kỹ năng xã hội của trẻ trong khi trẻ có thể học cách giao tiếp với nhau và với thế giới bên ngoài.

iPad được cho là một thiết bị sáng tạo nhưng chúng sẽ “thui chột” sức tưởng tượng khi trẻ bị bó hợp trong các ứng dụng cứng nhắc, làm giảm trí tưởng tượng vô hạn của trẻ.

Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường iYogi, phần lớn cha mẹ không mua iPad cho con của họ. 54% nghĩ rằng, iPad khiến cho con em họ có ít bạn hơn, trong khi 50% tin rằng, trẻ sẽ phát triển tốt hơn khi chơi bên ngoài. Trong khi đó, 57% cha mẹ có hai con hoặc nhiều hơn cảm thấy vui khi sử dụng iPad để giúp họ trông chừng bọn trẻ.

Nhiều nghiên cứu khác cho rằng, các bậc phụ huynh không cho trẻ sử dụng iPad cũng như thiết bị điện tử quá sớm vì sẽ dẫn đến suy giảm thị lực và trí thông minh của trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ trở nên tự kỷ và khiếm khuyết khi trưởng thành.

Để mặc trẻ chơi iPad mà không quan tâm sẽ khiến trẻ nghiện lúc nào không hay. Khi đó, trẻ không còn quan tâm tới những thứ diễn ra xung quanh, không muốn ra ngoài chơi,…mà suốt ngày chỉ chúi mũi vào iPad để chơi game.

Như trong trường hợp của anh Lê, một nhân viên truyền thông tại một công ty ở Hà Nội chia sẻ, vì quá bận rộn không có thời gian chơi với con nên mỗi khi phải trông con cho vợ làm việc nhà, anh thường đưa cho con chiếc iPad để tô màu, chơi trò chơi,…Tuy nhiên, gần đây anh nhận thấy bé thường không để ý tới những người xung quanh, bà ngoại hay cô dì đến chơi, bé cũng không để ý mà chỉ chăm chú đòi chiếc iPad của bố.

Vì vậy, dù thiết bị điện tử hay các ứng dụng hay thế nào cũng không nên lạm dụng quá và không thể thay thế cha mẹ dạy dỗ trẻ cách giao tiếp, kỹ năng sống,… cha mẹ nên dành nhiều thời gian đưa trẻ ra ngoài, giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh để phát triển trí tưởng tượng vô hạn của trẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Đồ chơi cho bé , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • 8 trò chơi thú vị giúp bé phát triển trí thông minh
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em
  • Những yếu tố khiến trẻ không thể cao lớn và khỏe mạnh
  • Những sở thích lạ mà vô hại của trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn