Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chứng nhức đầu khi mang thai

Do tăng kích thích tố và lượng máu trong cơ thể, chứng nhức đầu có thể ám ảnh bạn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong 3 tháng cuối, chứng nhức đầu lại có liên quan tới sự tăng trọng lượng. Một số ít trường hợp nhức đầu là dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân lành tính thông thường của nhức đầu khi mang thai gồm:

  • Dao động nội tiết tố.
  • Căng các cơ ở đầu, cổ và lưng.
  • Nghẹt mũi, mất nước.
  • Uống caffein.
  • Huyết áp thấp; do chứng đau nửa đầu có từ trước.
  • Đói, căng thẳng.

Thỉnh thoảng, đau đầu có thể do nguyên nhân y tế gồm: Tiền sản giật, viêm xoang (cần dùng kháng sinh); bệnh thần kinh (rất hiếm).

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, chứng nhức đầu thường liên quan tới sự tăng lên của trọng lượng cơ thể

Điều trị nhức đầu nhẹ

Uống một cốc nước và nghỉ ngơi là cách giảm cơn nhức đầu nhẹ. Nếu cơn đau nửa đầu âm ỉ hoặc nghiêm trọng (hay đi kèm những triệu chứng khác) thì bạn cần đi khám. Những trường hợp cần đi khám khác là:

  • Nói khó khăn, mất vận động hoặc bị tê, ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
  • Cơn đau nặng đột ngột khởi phát.
  • Đau cả ở phần trên, bên phải bụng.
  • Đi tiêu, đi tiểu mất kiểm soát.
  • Cơn đau dai dẳng với nhiều dấu hiệu mới.
  • Thay đổi thị giác.
  • Tăng cân đột ngột hoặc sưng ở mặt và tay.

Phòng chống

– Xác định nguyên nhân đau đầu của bạn. Theo dõi các bữa ăn và hoạt động của bạn cũng như thời gian xuất hiện nhức đầu. Từ đó, bạn có thể biết cách khắc phục những thói quen làm nhức đầu.

– Tập thể dục. Đi bộ hàng ngày hoặc tập yoga. Thực hành những động tác thư giãn, chẳng hạn hít thở sâu, thiền…

– Ăn bữa nhỏ nhưng rải đều cả ngày để ổn định lượng đường trong máu.

– Uống đủ nước để không mất nước.

– Ngủ có giờ giấc. Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần.

– Duy trì tư thế tốt giúp ngăn ngừa căng cơ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Để mẹ và bé an toàn trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Giúp mẹ hiểu rõ về “sinh non”
  • Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn