Chắn chắn rằng đã có nhiều chị em từng trải qua những lần kinh nguyệt bị chậm trễ và mang trong mình cảm giác vô cùng lo lắng (vì sợ mang thai ngoài ý muốn, chẳng hạn). Để làm giảm bớt cảm giác lo lắng đó, chị em nên biết về những nguyên nhân có thể khiến mình bị chậm vào “đèn đỏ”.
1. Mang thai
Nếu bạn chậm kinh tới 7 ngày thì bạn có thể tiến hành kiểm tra nước tiểu vì rất có thể bạn đã mang thai. Nếu có thêm các triệu chứng như buồn nôn, đau ngực… thì khả năng mang thai càng cao. Và tất nhiên, siêu âm sẽ cho bạn kết quả cuối cùng chính xác nhất. Lúc mang thai cũng là lúc chị em ngưng chu kì kinh nguyệt trong một thời gian.
2. Mất cân bằng về hormone
Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
3. Suy dinh dưỡng
Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Rối loạn nội tiết sau khi sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai, cũng có thể gây ra sự chậm trễ kinh nguyệt. Theo các bác sĩ thì thuốc tránh thai có thành phần domperidone có thể có ảnh hưởng và gây ra nhu động dạ dày. Vì domperidone dễ dàng thông qua hàng rào máu-não, nên nó được coi là không có tác dụng ức chế thụ thể dopamine Trung ương. Thụ thể dopamine trung ương bị ức chế, dẫn đến giảm các corticosteroid, kết quả là rụng trứng chậm trễ là làm chậm kì kinh nguyệt tiếp theo.
Thuốc tránh thai hàng ngày có chứa cả estrogen và progesterone. Điều này giúp ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone kích thích tố. Bằng biện pháp này, chúng sẽ ngăn chặn trứng phát triển, hoặc đang được rơi rụng trong những ngày rụng trứng. Khi ấy, thời kỳ kinh nguyệt vẫn như bình thường nhưng do bị giảm đột ngột hàm lượng hormone trong thời gian rụng trứng nên phụ nữ sẽ không mang thai.
5. Vận động quá nhiều
Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
6. Do phẫu thuật
Phẫu thuật có thể gây ra dính cổ tử cung, dẫn đến ứ huyết bên trong và làm cho kinh nguyệt bị trì hoãn.
7. Hoạt động kém của tuyến giáp
Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin – một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.
8. Nguyên nhân khác
Tinh thần căng thẳng, thay đổi môi trường và các yếu tố tâm lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến các bệnh nội tiết và có thể gây ra trì hoãn kinh nguyệt.
Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.
Nguyễn Hải Yến đã bình luận
Tôi và chồng muốn đặt tên cho con trai mình, mà chưa biết tên nào phù hợp, mong Mẹ yêu con giúp vợ chồng mình với, để hợp với tuổi con, tuổi ba, tuổi mẹ.
Chồng mình Tên: Tạ Minh Tân – sinh 21/07/1985
Mình tên: Nguyễn Hải Yến – sinh 15/05/1986
Em bé được dự sinh vào ngày 04/05/2012.
Vợ chồng mình muốn đặt tên cho con có cả họ ba và mẹ: Tạ Nguyễn …..
Mẹ yêu con xem giúp mấy cái tên mà vợ chồng mình định đặt: Tạ Nguyễn Minh Khôi / Minh Đức / Đăng Khoa / Hoàng Nam.
Xin cám ơn Mẹ yêu con.
Mong nhận được câu trả lời sớm.