Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi đạp như thế nào?

Những cử động, những cú đạp – đó là dấu hiệu của sự sống, của sự lớn lên trong bụng mẹ của thai nhi. Thai nhi đạp như thế nào? Làm thế nào để theo dõi được những cử động của thai nhi? Khi nào thì cần đến bác sĩ? Đó chính là những thắc mắc cần giải đáp của rất nhiều mẹ bầu.

Khi nào cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi?

Một số mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động của con yêu từ rất sớm khoảng từ tuần 13 đến tuần 16 của thai kỳ. Những cử động đầu tiên này được gọi là thai bắt đầu đạp và được mô tả là những rung động nhẹ của con yêu. Tuy nhiên, việc xác định xem cảm giác này là do khí trong người hay cử động của trẻ là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên sau này bạn sẽ xác định được rõ ràng hơn bằng cách so sánh với những chuyển động của thai nhi.

Những người lần đầu tiên mang bầu sẽ không thể cảm nhận điều này nhanh hơn những người đã làm mẹ lần 2, lần 3. Có những mẹ, đặc biệt những mẹ mang bầu lần đầu không thể cảm nhận được những cử động này cho đến tuần 18-30 của thai kỳ. Hãy nhớ rằng phụ nữ trong mỗi lần mang thai đều có cảm nhận khác nhau. Vì thế bạn khó có thể cảm nhận được cử động của thai nhi nhanh hơn những chị em mang thai khác. Nói chung các mẹ sẽ đều cảm nhận được những chuyển động của con yêu từ tuần 13 đến tuần 25.

Thông thường, các mẹ sẽ đều cảm nhận được những chuyển động của con yêu từ tuần 13 đến tuần 25.

Vì sao thai nhi cử động?

Vì thai nhi không ngừng phát triển nên nó vẫn tiếp tục khua tay hay đạp chân. Khi mang thai càng nhiều tuần, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những cử động này rõ ràng hơn như lắc lư, huých mạnh. Thai nhi cũng cử động trước sự ồn ào bên ngoài hoặc cảm nhận theo cảm xúc người mẹ. Nếu bạn ở tư thế không thoải mái, thai nhi có thể co lại. Một điều hiển nhiên là thức ăn mà bạn ăn cũng làm cho thai nhi năng động hơn. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra thai nhi ngủ và thức theo chu kỳ.

Thai nhi sẽ chuyển động như thế nào?

Mỗi thai nhi có sự chuyển động khác nhau. Có một số trẻ chuyển động rất mạnh (hiếu động) trong khi những đứa trẻ khác thì không. Ban đầu, bạn sẽ chỉ thỉnh thoảng mới cảm nhận được những chuyển động của trẻ nhưng khi em sẽ lớn hơn, bạn sẽ nhận thấy điều này mỗi ngày. Sự chuyển động của thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, âm thanh và hoạt động của người mẹ trong ngày. Từ tuần thứ 28 trở đi, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những chuyển động của em bé.

Làm thế nào để theo dõi được những chuyển động của thai nhi?

Hãy cố gắng đếm lại những chuyển động của thai nhi mỗi ngày. Nên nhớ là chọn thời gian khi bé đạp nhiều nhất. Đếm chuyển động của bé khi bạn nằm xuống và nhớ đánh dầu thời gian khi bạn đếm được 10 cú đạp của bé. Nếu trong vòng 2 giờ liền mà bạn không cảm nhận được 10 cú đạp, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Sau khi nằm xuống để đếm chuyển động của thai nhi mà không thấy 10 cú đạp trong vòng 2 giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Nếu em bé chuyển động chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn 2 giờ để đạp 10 lần thì bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu trước đó bạn đã cảm nhận được chuyển động đều đặn của thai nhi mà sau đó lại không thấy, rất có thể thai nhi đang có vấn đề. Đây chính là lí do vì sao bạn cần đếm nhịp chuyển động của em bé thường xuyên.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P1)
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Bé đã tập mỉm cười ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai
  • Cách ước tính chính xác cân nặng thai nhi

Bình luận

  1. thanh chau đã bình luận

    10/05/2013 at 6:49 sáng

    minh cung mang thai duoc 18 tuan roi nhung minh thuong cam thay an ko ngon và ngu cung ko ngon, thuong hay thuc giac lam. minh lo lam ko biet phai lam sao day

    Trả lời
  2. Luu Dung đã bình luận

    04/05/2013 at 8:29 chiều

    Minh co thai hon 4 thang rui , minh rat kho ngu vi nam ngua nam nghien deu ko ngu dc rat kho chiu … Co ai bau bi ma giong minh ko?

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn