Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bé được 9 tháng rưỡi mà mỏ ác vẫn còn mềm thì có vấn đề gì không, nó bị lõm xuống là vì sao?

Hỏi: Bé nhà em được 9 tháng rưỡi, cân nặng 10kg. Em thấy phần mỏ ác của bé vẫn còn mềm mềm, phần mềm đường kính khoảng 2 phân, như vậy bé có bị gì không ạ?

Đôi lúc nhìn kỹ, em thấy phần đó hơi lõm so với bình thường, em nghe người lớn nói khi bé khát nước là bị vậy, có đúng không ạ? Em xin cám ơn!

Bé nhà em được 9,5 tháng thì thóp trước chưa thể đóng được

Trả lời: Sau sanh bé có hai thóp, đó là “thóp trước” và “thóp sau”:

– Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, khi trẻ mới sinh ra thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5 cm, sau 12 – 18 tháng thóp sẽ khép lại.

– Thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm, thóp sau sẽ đóng sớm hơn thóp trước, chậm nhất là 4 tháng sau sinh.

Tuy thóp chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng, đó là phản ánh tình trạng bên trong cơ thể. Thóp bình thường thì bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim, do đó, khi thóp bé phồng lên, lõm xuống hay thóp đóng sớm – muộn đều là những dấu hiệu bất thường.

– Nếu thóp trước phồng lên chứng tỏ áp suất nội sọ tăng, thường gặp trong các bệnh lý (xuất huyết não, não úng thủy, viêm màng não…).

– Thóp trước lõm xuống thường gặp trong những trường hợp mất nước do tiêu chảy, nôn ói, suy dinh dưỡng nặng…

– Thóp đóng sớm có thể do não nhỏ, xương đầu cốt hóa sớm làm hạn chế sự phát triển của não

– Thóp đóng muộn do xương chậm cốt hóa, bé bị còi xương suy dinh dưỡng, chức năng của tuyến giáp trạng kém…

Bé nhà em được 9,5 tháng thì thóp trước chưa thể đóng được, nên em sờ vào sẽ có cảm giác mềm mềm và cảm nhận được sự phập phồng theo nhịp đập của mạch tim.

Bé càng lớn thì đường kính sẽ hẹp dần và đóng kín. Nếu thỉnh thoảng em thấy thóp bé lõm xuống em nên xem lại bé bú đã đủ chưa và cần loại trừ các bệnh lý như BS đã nêu trên.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO
  • Tại sao bé ăn nhiều rau vẫn táo bón?

Bình luận

  1. Lý hồng hằng đã bình luận

    16/04/2013 at 10:47 chiều

    Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em đc 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói, nhưng bé vẫn nghe và phát triển bình thường. Vậy cho em hỏi là bé co vấn đề gì không? Mà em có nghe nói là em bé mới sinh mà mỏ ác cứng thì chầm phát triển phải kg? E có nên đưa bé đi khám gì không?

    Trả lời
  2. Thu Trang đã bình luận

    04/06/2012 at 10:37 chiều

    Chào bác sỹ! Bé nhà em được 1 tháng rưỡi, ngoài 2 thóp mà bác sỹ nêu trên (thóp trước và thóp sau) thì bé còn bị bươu đầu bên phải, lúc mới sinh bươu khoảng 2,5cm mềm nhũn. bây giờ thì cứng hơn. Xin hỏi bác sỹ bé nhà em bị như vậy là bệnh gì, có sao không và cách khắc phục. Cảm ơn bác sỹ!

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn