Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cách vận động để nuôi dưỡng thai nhi

Vận động là con đường tất yếu của mỗi sự phát triển. Thai nhi đã bắt đầu tự vận động từ rất sớm như lim dim mắt, nuốt nước bọt, xoay người, nắm tay, đạp chân, lộn nhào… Nhờ có những vận động đó mà xương cốt, bắp thịt và các bộ phận khác của thai nhi được rèn luyện và phát triển.

Nuôi dưỡng thai nhi bằng vận động mà chúng ta thường nói chính là tiến hành những kích thích vận động hợp lý, hợp thời điểm đối với thai nhi, nhằm kích thích thai nhi hoạt động tích cực, thúc đẩy thai nhi phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Chúng ta giúp thai nhi vận động như thế nào?

– Về thời gian: Chúng ta nên tiến hành giúp thai nhi vận động vào từ tháng thứ 4 của thai kỳ cho đến cuối tháng thứ 7. Bạn không nên cho thai nhi vận động quá sớm (trong 3 tháng đầu thai kỳ), vì trong thời gian này thai nhi đang hình thành nên cần phải được bảo vệ một cách cẩn thận, tránh sảy thai. Chúng ta cũng không nên cho thai nhi vận động vào những tháng cuối của thai kỳ, vì đây là thời gian chuẩn bị sinh bé nên cần đề phòng hiện tượng vỡ ối sớm, đẻ non. Lưu ý: Mỗi lần luyện tập, không nên quá 10 phút.

– Về biện pháp vận động: Phải nhẹ nhàng, từ từ tuần tự, không thể nóng vội.

Khi cho thai nhi vận động thì người mẹ nằm ngửa, toàn thân thả lỏng, xoa tay nhẹ nhàng lên bụng, sau đó dùng ngón tay ấn nhẹ vào các vị trí trên bụng, đồng thời quan sát phản ứng của thai nhi. Khi mới bắt đầu động tác nên nhẹ nhàng làm ít một, khi thai nhi đã dần dần thích ứng, sẽ có một số phản ứng tích cực.

Tới tháng thứ 6 của thai kỳ có thể vỗ nhè nhẹ vào bụng và dùng tay “du” nhẹ thai nhi, giúp thai nhi “đi bộ” trong tử cung, nếu thai nhi đạp chân, có thể xoa nhẹ tay, âu yếm thai nhi. Nếu kếp hợp được cả âm nhạc và trò chuyện thì hiệu quả càng cao.

Nguyên cứu cho thấy, tất cả những thai nhi từng được luyện tập “thể thao” trong tử cung, sau khi sinh, những vận động như: đứng lên, lật mình, leo trèo, đi lại và nhảy nhót đều hơn hẳn những đứa trẻ bình thường. Cơ thể của chúng mạnh khỏe, tay chân nhanh nhẹn, trí não, thể lực phát triển toàn diện. Do vậy, nuôi dưỡng thai bằng “thể thao” cũng là một kiểu nuôi dưỡng thai nhi có hiệu quả, tích cực.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P1)
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Bé đã tập mỉm cười ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai
  • Cách ước tính chính xác cân nặng thai nhi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn