Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Bào thai phát triển càng lớn thì sẽ gây áp lực càng lớn lên bụng dưới của mẹ. Áp lực này khiến cho các tĩnh mạch gần trực tràng căng ra và sẽ dẫn tới bệnh trĩ.

Thai phụ có thể phát triển bệnh trĩ ở bất kỳ giai đoạn nào, nhất là trong 3 tháng cuối. Một lý do để bạn dễ bị trĩ là từ táo bón, gây áp lực lên trực tràng và phải đứng trong thời gian dài. Các yếu tố khác gồm kích thích tố thay đổi và tăng lưu thông máu trong thời gian mang thai.

Bệnh trĩ có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Nó gây đau, ngứa, chảy máu hoặc kết hợp các triệu chứng trên.

Lời khuyên phòng trĩ

Các chuyên gia đồng ý rằng, tránh táo bón là việc hữu ích để phòng trĩ. Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó gồm thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, thuốc men và thay đổi lối sống khi mang thai.

Uống nhiều nước hàng ngày và ăn nhiều chất xơ như rau củ quả là khởi đầu tốt giúp chống “táo”. Các chuyên gia cũng đề nghị nên đi toilet ngay khi bạn cảm thấy “buồn”, cũng như tránh nâng vật nặng.

Tập thể dục thường xuyên là cách giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra, cũng nên tăng cân vừa đủ khi mang thai vì thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên bụng dưới và trực tràng.

Điều trị

Nếu bị trĩ, bạn nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, nhất là sau khi đi tiêu để giữ cho khu vực này sạch sẽ. Massage bằng khăn lạnh, sạch lên hậu môn cũng giúp giảm đau và sưng. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên duy trì bài tập Kegel vì Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, tăng lưu thông máu tới khu vực trực tràng.

Nếu trĩ nghiêm trọng, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra cách điều trị hiệu quả. Bệnh trĩ có thể khởi phát khi mang thai nhưng ngay cả sau sinh, bệnh vẫn là mối quan tâm cho bạn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Thành phần mỹ phẩn cần tránh khi mang thai
  • Khổ cho thai phụ vì… tin đồn
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Mẹ sau sinh có nên ăn mía?

Bình luận

  1. Kim bich đã bình luận

    10/01/2013 at 11:32 sáng

    Thua bac si,em co thai duoc 39 tuan thi bi tri,nhung di ra phan van binh thuong,chi bi dau phan ben ngoai,ngoi hoi lau la bi dau,cho e hoi e co the boi thuoc hay dieu tri bang cach nao duoc.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn