Có một số phụ huynh tỏ ra không yên tâm khi thấy đầu con mình có kích thước lớn hơn so với những trẻ bình thường khác. Câu hỏi họ muốn đặt ra là: Đầu của trẻ to hơn bình thường có phải là bị bệnh?
Thông thường, khi trẻ sinh ra, các cơ quan phải phát triển theo một quy luật nhất định. Ở mỗi trẻ, sự phát triển trong mỗi giai đoạn có thể khác nhau nhưng bộ não vẫn phải là cơ quan điều khiển tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Đầu trẻ có thể to hơn một chút cũng không sao, nhưng to đến mức nào vẫn được coi là bình thường và to như thế nào bị coi là bệnh là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
Từ câu hỏi này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những con số về quá trình phát triển bình thường ở trẻ như sau:
– Trẻ sơ sinh: Bình quân chu vi vòng đầu của bé trai là 34 cm, bé gái 33,5 cm
– Trẻ 3 tháng tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu là 39 – 40 cm
– Đến 6 tháng tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu là 42 – 43 cm
– Trẻ 1 tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu là 44,5 – 46 cm
– Trẻ 2 tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu là 47,5 – 48 cm
– Trẻ 3 – 4 tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu là 49 – 49, 5 cm
– Trẻ 5 tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu khoảng 51,5 cm.
– Trẻ 15 tuổi: Bình quân chu vi vòng đầu khoảng 53 – 54 cm.
Tính theo độ tuổi thì chu vi vòng đầu của trẻ trong phạm vi này là bình thhường. Nhưng nếu chu vi vòng đầu của trẻ vượt quá phạm vi trên tức là thóp trẻ chậm khép kín, nghĩa là trẻ có thể có vấn đề và có thể rơi vào một trong số những trường hợp sau:
– Đầu to chưa hoàn thiện: Một là do trẻ này sinh trưởng nhanh hơn trẻ đủ tháng, tốc độ tăng trưởng của hộp sọ cũng nhanh; Hai là dễ bị bệnh còi xương (Trẻ bị bệnh còi xương thì thường đầu sẽ to). Những đứa trẻ chưa hoàn thiện chỉ cần chăm sóc và điều trị đúng hướng là sẽ phát triển bình thường.
– Mắc bệnh còi xương: Do thiếu Vitamin D làm cho xương phát triển không bình thường, trẻ sẽ bị to đầu. Nếu được điều trị tích cực, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và khoẻ mạnh.
– Đầu to dị dạng: đó là do vỏ não to bẩm sinh và tế bào chất keo bẩm sinh tăng.
– Bệnh phù não: đầu to hình vuông, nửa não hầu như bị tổn thương hoàn toàn, làm cho màng não đầy nước. Trẻ bị bệnh này đa số bị chết trong vòng vài ngày.
– Não tích nước: Do một nguyên nhân nào đó mà trong não bị tích nước, làm cho não thất to lên, áp lực trong đầu tăng, hình thành túi não. Trẻ có não bị tích nước thường để lại hậu quả chung là dễ bị tử vong.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần theo dõi chu vi đầu của bé bằng cách đo hàng tháng, từ đó đánh giá chính xác được sự phát triển của bé cũng như sớm phát hiện các bất thường để có cách điều trị kịp thời và hiệu quả.