Có một biến chứng khá nghiêm trọng trong thai kỳ: hình thành các cục máu tụ ở chân, hoặc háng. Hiện tượng này có nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh huyết khối, chứng huyết khối tĩnh mạch hay huyết khối sâu vùng thấp. Chứng bệnh này có thể xuất hiện cả ở những người không mang thai, nhưng, với những người mang thai sẽ dễ mắc phải hơn.
Triệu chứng
Triệu chứng của hiện tượng này là chân sưng phù, tiếp đó là hiện tượng đau chân, mẩn đỏ và nóng khắp các vùng bị ảnh hưởng ở chân.
Huyết khối sâu và huyết khối trên bề mặt là 2 tình trạng khác nhau:
Huyết khối bề mặt: Một cục máu tụ trên bề mặt chân không quá nghiêm trọng. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các mạch máu gần bề mặt da và có thể thường được nhìn thấy.
Huyết khối sâu: Tình trạng này nguy hiểm hơn. Nó yêu cầu phải được chẩn đoán và điều trị. Ở giai đoạn đầu, hiện tượng này phát sinh với tốc độ rất nhanh, gây đau ở chân và bắp đùi. Nếu bị huyết khối sâu, thỉnh thoảng chân sẽ lạnh và xuất hiện những vết xanh xám nhợt nhạt, nhưng thường là một chỗ nào đó ở chân mềm, nóng và sưng to, các vùng da trên những mạch máu bị ảnh hưởng thường phát đỏ. Hơn nữa, cũng có thể thấy xuất hiện các vệt đỏ ở các vùng da trên các mạch máu bị hình thành huyết khối.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng này là do máu lưu thông chậm ở chân do áp lực từ tử cung và sự thay đổi trong máu và cơ chế đông máu.
Nguyên nhân đáng nghi nhất dẫn tới hiện tượng hình thành máu cục ở chân trong thời kỳ mang thai là do giảm lưu thông máu, hay còn gọi là sự ứ máu. Nếu trước đó bạn đã từng bị máu cục ở chân, hay bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, hãy nói với bác sĩ ngay từ lúc bắt đầu mang thai, vì bác sĩ của bạn cần phải nắm được vấn đề quan trọng này.
Chẩn đoán tình trạng
Các cuộc nghiên cứu chẩn đoán chứng bệnh huyết khối sâu có thể khác nhau trên các phụ nữ mang thai và không mang thai. Ở phụ nữ không mang thai, có thể sử dụng tia X-quang và tiêm thuốc vào chân để tìm các cục máu tụ. Phương pháp này thường không được áp dụng cho phụ nữ mang thai, do việc tiếp xúc với bức xạ và thuốc nhuộm có thể gây ảnh hưởng xấu. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng phương pháp siêu âm cho những phụ nữ mang thai để chẩn đoán tình trạng này. Hầu hết các trung tâm y tế lớn áp dụng phương pháp siêu âm, tuy nhiên không phải bất kỳ trung tâm y tế nào cũng sử dụng phương pháp này.
Cách xử trí
Đối với huyết khối bề mặt
Có thể xử lý tình trạng máu cục này bằng thuốc giảm đau, hay vận động nâng chân, sử dụng miếng băng bó chân hoặc làm nóng chỗ máu cục. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành các biện pháp trên. Nếu sau khi đã sử dụng các phương pháp mà vẫn không thấy tình trạng này được cải thiện rõ rệt thì phải xem xét liệu hiện tượng đó có phải là huyết khối hay không.
Với huyết khối sâu
Có một cách để kiểm tra liệu bạn có bị chứng huyết khối sâu hay không là nằm xuống, gấp các ngón chân hướng về đầu gối. Nếu mặt dưới chân mềm, đó có thể là một dấu hiệu khả nghi của hiện tượng huyết khối sâu (hiện tượng đau này cũng có thể đi kèm với sự mỏi cơ và các vết bầm). Hãy đến bác sĩ để kiểm tra, nếu thấy có hiện tượng này.
Điều trị huyết khối sâu thường phải nằm viện và điều trị bằng liệu pháp heparin. Heparin (một chất làm loãng máu) phải được truyền trực tiếp vào mạch máu, không được uống như thuốc. Heparin không truyền từ mẹ sang bào thai, vì thế nó an toàn trong suốt thời kỳ mang thai cho cả người mẹ và thai nhi. Nếu dùng heparin, phụ nữ mang thai cũng có thể phải bổ sung thêm can-xi. Trong khi heparin đang phát huy tác dụng, phụ nữ cần phải nằm nghỉ. Chân có thể vận động nâng lên hoặc làm nóng, cũng nên sử dụng thêm thuốc giảm đau.
Thời gian phục hồi, bao gồm cả thời gian nằm viện kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Sau thời gian này, phụ nữ vẫn phải tiếp tục sử dụng heparin cho tới khi sinh. Thậm chí, sau khi sinh con, sản phụ vẫn cần sử dụng heparin trong khoảng vài tuần, thời gian này tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của các cục máu tụ. Nếu phụ nữ bị bệnh máu cục trong suốt thời kỳ mang thai, họ sẽ có thể phải cần đến heparin có thể được đưa vào cơ thể bằng ống rút chất lỏng, hoặc bằng cách tiêm trực tiếp hàng ngày dưới sự giám sát của bác sĩ.
Một phương pháp khác để điều trị chứng huyết khối sâu là dùng warfarin – một phương pháp điều trị qua đường miệng. Warafin không được đưa vào cơ thể trong thời kỳ mang thai, vì nó có thể truyền sang nhau thai và gây hại cho thai nhi. Wafarin thường được truyền vào cơ thể phụ nữ sau khi sinh để ngăn chặn sự hình thành máu cục. Phương pháp này có thể phải áp dụng một vài tuần hoặc một vài tháng tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của các cục máu tụ.
bichphuong đã bình luận
Thưa bác sĩ, em đang mang bầu được 13 tuần. Hôm nay(16-04-2012) em đi khám bác sĩ bảo phôi thai được 70mm và đo độ mờ khe gáy nhưng bac sĩ bảo là em bé nằm tư thế bsi o đo được. Bsi bao thai bt nhưng em vẫn thấy rất lo lắng và muốn đi siêu âm độ mờ khe gáy trong 1-2 ngày nữa để xem sức khỏe của bé thế nào nhưng chồng em sợ siêu âm nhiều không tốt và bảo 2 bên gđình o có ai bị bệnh đó từ trước giờ nên khuyên em đừng lo lắng. Dù vậy em vẫn rất lo,em có nên đo siêu âm lần nữa để có kết quả o ạ? Mong bác sĩ cho em lời khuyên sớm!