Bệnh thuỷ đậu đã và đang xảy ra ở miền Bắc, gặp nhiều ở trẻ em và thiếu niên. Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và hướng điều trị căn bệnh này như sau:
Nguyên nhân
- Virus Varicellae zoter (VZV) có trong nước bọt của những trẻ bị bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ho hoặc bệnh Zona… là nguồn lây bệnh thuỷ đậu cho các trẻ chưa bị bệnh thuỷ đậu.
- Những người mắc các bệnh bạch cầu, ung thư, không có gama globulin hay dùng thuốc corticoid, bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, cơ thể suy kiệt, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bị chấn thương các dây thần kinh… cũng dễ lây bệnh.
Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh từ 7 – 20 ngày.
- Trên da từ mặt, trán, cổ, thân, lưng và tứ chi nổi các mụn nước tròn hay bầu dục, to bằng hạt đậu xanh. Bên trong bọng nước là dịch màu trắng trong, nếu đục là do bội nhiễm. Mụn nước, bọng nước mọc không theo thứ tự, có thể mọc trong các niêm mạc hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài.
- Những mụn nước, bọng nước tự vỡ, dịch chảy ra trong, dẻo và đóng vảy khô. Vảy bong không để lại sẹo trên da. Sau đó trẻ lại sức, hết mệt, đòi ăn và muốn ăn nhiều.
- Trẻ có thể sốt là do bội nhiễm, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo nguyên nhân nhiễm trùng huyết.
Phòng ngừa
- Tiêm phòng thuỷ đậu cho trẻ, không bỏ sót
- Phát hiện và cách ly 21 ngày, không cho trẻ đến trường học
- Không tiếp xúc với trẻ bị thuỷ đậu.
Điều trị
- Bôi Xanh metylen trên các mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ bằng dung dịch sát khuẩn, hồ Tetracyclin.
- Uống thuốc kháng sinh histamin tổng hợp như vitamin C, sirô phenergan 3% 10ml chia làm 2 lần, ngày và tối. Dùng thêm Vitamin B1, các thuốc an thần siro bromur canxi.
- Vệ sinh da sạch sẽ chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và các loại quả như cam, chanh, na, nhãn, xoài…