Nhiều chị em hiện nay thường muốn làm việc đến tháng cuối, sát lúc sinh mới nghỉ. Như vậy, họ sẽ được nghỉ sau sinh nhiều hơn, nhưng họ đâu có biết, những thói quen của mình tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Giảm/tránh ngồi dưới điều hòa
Mặc dù máy điều hòa tỏa ra không khí mát mẻ nhưng nó cũng chính là thủ phạm gây ra các bệnh như: ngạt mũi, đau đầu, hắt hơi, ù tai, mệt mỏi, giảm trí nhớ… Nếu có thể, hãy xin chuyển sang phòng làm việc khác không có máy điều hòa, chỉ dùng quạt bình thường là tốt nhất. Nếu không, hãy tránh ngồi ngay dưới máy điều hòa, bởi khí mát lạnh từ máy phả thẳng vào bạn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến bạn và thai nhi.
Lời khuyên: Khi dùng quạt điện, tránh ngồi thẳng và quá gần quạt; nên sắp xếp công việc để làm giảm thời gian ngồi trong phòng có máy điều hòa đến mức ít nhất có thể.
Rút ngắn thời gian sử dụng máy tính
Chắc hẳn bạn không để ý đến thời gian sử dụng máy tính của mình trước khi mang thai, rảnh rỗi là lướt web, chat hay chơi game…; không tắt máy để tiện dùng cho các lần sau… nhưng bây giờ thì khác, đã đến lúc phải “từ biệt” những thói quen này. Hãy tắt máy tính sau khi hoàn thành công việc và đừng lãng phí thời gian với nó.
Lời khuyên: Đo bức xạ điện từ cho thấy, bức xạ của màn hình máy tính thẳng với bạn thấp hơn nhiều bức xạ từ những chiếc máy tính ở bên cạnh hoặc sau lưng bạn, bởi vì tấm kính bảo vệ trước màn hình đã che đi phần lớn các bức xạ. Nếu xung quanh đều có máy tính của đồng nghiệp, bạn nên xin chuyển đến góc ngồi ở gần cửa sổ, nơi chỉ có máy tính của bạn.
Vận động để tránh phù nề
Khi thể trọng của thai nhi tăng dần, “gánh nặng” đối với bạn cũng tăng theo, đặc biệt là áp lực ở đôi chân tăng lên sẽ rất dễ khiến cho chân bạn bị phù. Vì thế, cho dù là đang làm việc bạn cũng phải vận động, nếu không sẽ khiến tình trạng phù trở nên nghiêm trọng hơn.
Hãy làm theo cách làm đơn giản và dễ dàng sau: cứ cách khoảng 1 tiếng, lại gác chân lên ghế một lúc; hoặc bạn có thể mát xa nhẹ nhàng từ dưới lên trên sẽ có tác dụng giảm bớt sự nhức mỏi cho đôi chân và giảm bớt nguy cơ bị phù.
Lời khuyên: Khi bầu bí cần tránh vận động mạnh, đi lại nhanh gấp, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu phát hiện thấy bị phù nhanh hoặc nhiều, lan lên cả trên gối và mặt thì bạn cần phải lập tức đi khám bác sĩ, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Không quên “trò chuyện” với thai nhi
Bạn đừng vì công việc mà quên mất trong bụng mình có một “thiên thần nhỏ” đang chờ đợi để được nói chuyện với bạn. Sau 5 tháng, thai nhi đã có thể nhận biết được giọng nói của mẹ, vì vậy, cứ khoảng 30-45 phút, bạn hãy xoa nhẹ lên bụng, “trò chuyện” với thai nhi, để thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của mình, sẽ có tác dụng làm tăng thêm sợi dây liên kết tình cảm giữa bạn và thai nhi.
Lời khuyên: Khi làm việc, bạn cần phải biết cách kiểm soát tâm trạng và giọng nói của mình, không nên để rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, bực bội…, nếu không sẽ rất dễ khiến cho thai nhi bị “nhiễm” những “khí chất” đó. Bạn cũng đừng chìm đắm vào công việc mà quên giao lưu, nói chuyện với thai nhi, vì như vậy sẽ làm tăng thêm tỷ lệ thai nhi bị mắc chứng “tự kỷ”. Hãy thường xuyên xoa bụng mình, thì thầm với thai nhi sẽ có thể đem lại cảm giác an toàn cho thai nhi.