Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), trong 2 năm đầu đời của trẻ, việc tiêm phòng vắcxin có vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ ngăn ngừa được tới 10 loại bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiêm phòng vẫn còn bị sao nhãng, nhận thức không đúng dẫn đến hiệu quả còn thấp. Dưới đây là 14 câu hỏi thường gặp:
1. Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin?
Tiêm phòng vắcxin cho trẻ không chỉ là việc làm cần thiết mà nó đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, trong thực tế, có những người không nghe theo chuyên môn mà lại nghe những lời đồn đại, không cho con đi tiêm theo đúng lịch chỉ vì lời đồn tiêm vắcxin sẽ gây bệnh tự kỷ hoặc những lời đồn thiếu khoa học khác.
2. Tiêm phòng vắcxin có phải là phương án bảo vệ tốt nhất?
Tiêm phòng vắcxin không phải là giải pháp tuyệt đối bảo vệ trẻ không mắc bệnh mà nó là phương án tốt nhất giảm thiểu các loại bệnh viêm nhiễm.
Nói cách khác, tiêm phòng vắcxin giúp trẻ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và tử vong so với nhóm không tiêm phòng.
3. Trẻ bú sữa mẹ thì không cần phải tiêm phòng vắcxin?
Nhiều người đọc sách báo cho rằng, sữa mẹ có nhiều thành phần tốt có thể tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch trẻ nhỏ.
Đây là điều hoàn toàn đúng nhưng cơ thể trẻ chỉ nhận những chất kháng thể cho những loại bệnh mà nó có thể miễn dịch được và chỉ có tác dụng trong 3-6 tháng tuổi.
Vì vậy việc bú sữa mẹ không thể thay thế việc tiêm vắcxin nên vẫn phải tiêm phòng bình thường theo đúng lịch mà chuyên môn quy định.
4. Vì sao việc tiêm phòng vắcxin lại quan trọng?
Mặc dù một số bệnh đã được con người thanh toán nhưng gần đây, do môi trường ô nhiễm và những tác động khác nên nhiều loại bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng tái phát trở lại, ví dụ như bệnh thủy đậu, sởi và quai bị, hoặc cũng có thể hết ở quốc gia này nhưng lại tồn tại ở quốc gia khác.
Bệnh lan truyền qua con đường ăn uống, con đường du lịch nên việc tiêm phòng là rất cần thiết. Ví dụ như bệnh quai bị bùng phát ở New York và New Jersey Mỹ mới đây, nguyên nhân là do những người đi du lịch từ Anh mang về.
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không được tiêm phòng vắcxin?
Trước tiên, việc tiêm phòng vắcxin cho trẻ trong phạm vi cả cộng đồng, cả nước, đồng bộ ở khắp mọi nơi đóng vai trò quan trọng.
Ngược lại, nếu không làm tốt tác dụng phòng ngừa bệnh sẽ kém hiệu quả, thậm chí gây thiệt hại cả về tiền của lẫn sức lực.
Ngoài ra còn có một số căn bệnh rất nguy hiểm như bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta dự báo sẽ bùng phát trong tương lai gần. Vì vậy nếu tiêm phòng trước sẽ giảm thiểu nỗi lo và nguy cơ gây tử vong.
6. Các loại vắcxin có thực sự an toàn?
Các nhà khoa học cho rằng các loại vắcxin là sản phẩm an toàn vì nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trước tiên là qua các khâu thử nghiệm lâm sàng, tiếp đến được cơ quan quản lý Dược- Thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt.
Hơn nữa, FDA còn tiến hành giám sát sản xuất. Ví dụ, mỗi lô vắcxin ra lò các hãng sản xuất phải đệ trình kết quả thử nghiệm chất lượng và tính an toàn, độ thuần để FDA, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDCP) đồng phê duyệt lần cuối.
7. Vắc xin có gây bệnh tự kỷ?
Tất cả những vấn đề đồn đại có liên quan đến vắcxin và bệnh tự kỷ đã được khoa học nghiên cứu và không hề tìm thấy những chứng cứ khoa học lẫn lâm sàng và như vậy việc tiêm phòng vắcxin không gây bệnh tự kỷ cho trẻ.
Các nhà khoa học biết rằng, lời đồn nói trên có cách đây một thập kỷ khi người ta mới chỉ thực hiện ở một nghiên cứu 12 đứa trẻ tham gia. Nhưng từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và không hề tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào.
8. Các hợp chất như thủy ngân và thimerosol trong vắcxin có gây nguy hại?
Ngoài tự kỷ người ta còn nghi ngờ đến chất bảo quản có trong các loại vắcxin đó là chất thimerosol có chứa thủy ngân nhưng nó đã được người ta loại bỏ, nếu có hàm lượng cũng không đáng kể, trừ vắcxin cúm dạng tiêm.
Khi sử dụng nên tư vấn bác sỹ hoặc dùng loại không chứa thimerosol.
9. Cho trẻ nhiễm bệnh tự nhiên để tăng cường sức đề kháng có phải là giải pháp tối ưu?
Nhiều bậc phụ huynh đã tự cho con mình tiếp cận với những đứa trẻ mắc bệnh thủy đậu trước khi tiêm phòng vắcxin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đây là việc làm gây đau hơn cả tiêm phòng vắcxin, bởi tiêm vắcxin sởi hay thủy đậu hoặc quai bị chỉ gặp những phản ứng phụ rất nhỏ như sốt, đau cục bộ tại vị trí tiêm.
Giải pháp cho trẻ tiếp xúc với những căn bệnh trên trước khi tiêm phòng rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng như tê liệt, chậm lớn, điếc…, thậm chí nếu nặng có thể gây tử vong.
10. Khi trẻ ốm có nên tiêm phòng vắc xin?
Trường hợp trẻ hắt hơi ngạt mũi hoặc sốt nhiệt độ thấp 380C có thể tiêm được.
Đây cũng là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ đang kích hoạt chống bệnh cảm lạnh nên tiêm phòng vắcxin sẽ phát huy tác dụng nhưng nếu trẻ sốt cao thì phải chờ đến khi trẻ hồi phục hoặc khi hệ miễn dịch trẻ yếu phải điều trị loại thuốc nào đó cũng không nên tiêm vắcxin, nên tư vấn bác sĩ cụ thể.
11. Trẻ bị dị ứng có thể tiêm phòng vắc xin được không?
Trường hợp trẻ bị dị ứng protein trứng, đây cũng là thành phần có trong các loại vắcxin cúm thì việc tiêm vắc xin không có vấn đề gì.
Trường hợp trẻ bị dị ứng một số loại thuốc, thực phẩm thì khi tiêm vắc xin nên tư vấn bác sĩ cụ thể.
12.Khoảng cách cần tiêm vắc xin bao nhiêu là hợp lý?
Phải nói ngay rằng trong thực tế có rất nhiều vấn đề có liên quan đến lịch tiêm, nào là trì hoãn chậm, quên, tiêm không đủ liều không đúng chủng loại dẫn đến giảm tính năng của việc ngừa bệnh.
Tuy nhiên cũng có loại vắc xin không ảnh hưởng quá nhiều đến tiến độ. Ví dụ như 3 mũi tiêm MMR (sởi, quai bị, rubela).
Ngoài việc tiêm đúng lịch trình theo quy định của chuyên môn, việc tiêm nhiều mũi vắc xin trong ngày cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo ra những phản ứng phụ không mong muốn.
13. Việc tiêm vắcxin theo các phương án lựa chọn có tác dụng?
Giới chuyên môn cảnh báo việc tiêm vắcxin theo các phương án lựa chọn không phải là giải pháp tối ưu vì nó không có cơ sở khoa học, thậm chí nếu tiêm muộn người ta cũng không khẳng định được là có an toàn hay không
Tốt nhất là nên tiêm theo lịch, nếu lỡ quên thì nên tiêm ngay sau đó càng sớm càng tốt.
14. Những phản ứng phụ của việc tiêm phòng vắcxin?
Như trên đã đề cập, phản ứng phụ thường gặp khi tiêm phòng vắcxin là đỏ, sưng cục bộ ngay tại vị trí chỗ tiêm, sốt nhẹ đây là những hiện tượng bình thường và có thể qua nhanh.
Trường hợp sau cần đưa trẻ đi cấp cứu, nhất là khi nó xảy ra trong vòng vài phút cho đến vài giờ sau khi tiêm:
- Sốt trên 103oF (39,4oC)
- Lên cơn tai biến
- Xuất hiện các nốt đen- xanh hoặc phát ban ở những nơi không tiêm.
hoàng thị thanh nga đã bình luận
Chào bác sĩ, con gái của e hiện được 17 tháng. Lúc mới sinh cháu có tiêm mũi lên sẹo ở tay ( e k nhớ tên ) khi được gần 3 tháng cháu bị viêm phế quản phải vào viện, sau đấy thi thoảng ốm vặt uống thuốc + mọc răng .. các bác sĩ nói là k nên tiêm . Nên cháu chưa tiêm thêm mũi nào? BS cho e hỏi liệu bây giờ cháu đi tiêm có kịp không ạ?
mai hà phượng đã bình luận
Xin bs cho em hỏi: em tiêm phòng uốn ván mũi 1 vào tuần thai thứ 32, bs hẹn e 1 tháng sau quay lại khám. Lúc đó em xin bs chỉ định cho tiêm phòng uốn ván mũi 2 nhưng bs không cho với lý do là thai đã bước sang tuần thứ 37 rồi. Vậy, em chỉ tiêm được 1 mũi thôi thì có ảnh hưởng gì đến con em sau này không? Giải pháp khắc phục cho tình huống này là gì ạ? Em xin chân thành cảm ơn bs!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Mới tiêm được 1 mũi thì chưa có tác dụng phòng uốn ván cho bé, vì vậy bạn chọn BV có uy tín đăng ký sinh và khi vào sinh nhớ nói rõ chỉ mới tiêm 1 mũi phòng uốn ván. Khi về nhà chăm sóc rốn phải rất cẩn thận không được để nhiễm trùng rốn.