Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Việc ăn uống của trẻ béo phì

Có nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi cố cho bé ăn thật no trong bữa chính (để giảm sự ăn vặt của bé); nhưng chính việc này lại dễ dẫn đến tình trạng béo phì của bé.

Các bé không thể chứa nổi một lượng thức ăn lớn trong hai bữa chính. Vì thế, bạn nên cân bằng lượng thức ăn cho mỗi bữa của bé (bao gồm cả bữa chính và bữa phụ) một cách hợp lý.

– Giới hạn bé với những loại thức ăn nhiều dầu mỡ (chiên – rán), nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây đóng gói, kem… Thay vào đó, bạn có thể chọn những loại đồ ăn có thành phần dinh dưỡng tương đương nhưng hàm lượng chất ngọt, chất béo ít hơn.

– Kể cả những loại thức ăn có tính an toàn hơn như rau xanh hay hoa quả, bạn cũng không nên cho bé sử dụng quá nhiều. Cái gì thái quá cũng không tốt cho sức khỏe.

– Không nên dùng thức ăn để khen thưởng bé. Bạn có thể dùng đồ chơi, những cuộc đi chơi, dã ngoại hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bé thích thú thay vì lôi kéo bé vào chuyện ăn uống.

– Không nên ép bé phải ăn hết thức ăn trong bát. Điều này chỉ khích lệ bé ăn quá nhu cầu cần thiết mà thôi.

– Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo cho bé trên 2 tuổi.

– Khuyến khích bé ăn những loại thức ăn tươi thay vì đồ hộp tiện dụng.

– Bạn nên động viên chồng và người thân trong gia đình hỗ trợ bé giảm cân. Thói quen ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên trong gia đình sẽ rất hữu ích với bé.

– Hạn chế cho bé dùng những loại nước ngọt, kẹo hoặc những món tráng miệng nhiều đường.

– Bạn cũng không nên cho bé béo phì sử dụng thức ăn mặn.

– Không nên để bé ăn uống tự do. Kể cả những loại đồ uống, thức ăn vặt trong ngày, bạn cũng nên giới hạn cho bé.

– Bạn chỉ nên cắt giảm khẩu phần cho bé một cách từ từ. Không nạp đủ năng lượng sẽ gây hại cho quá trình phát triển của bé.

– Bạn nên bố trí thời gian cho bữa chính và bữa phụ của bé hợp lý để bé không bị đói đến mức bé phải ăn ngấu nghiến sau đó.

– Nên làm mẫu cho bé. Bạn không thể trở thành chuyên gia giúp bé ăn uống điều độ nếu bản thân bạn cũng đang thừa cân. Nên nhớ, các bé rất thích bắt chước theo người lớn. Nếu bạn ăn vặt suốt ngày, bạn không thể yêu cầu bé phải ăn uống khoa học được.

– Tuyệt đối tránh bắt bé phải ăn kiêng.

– Bạn nên cho bé dùng bữa cùng gia đình càng nhiều càng tốt.

– Không nên quát mắng hoặc phê phán chuyện ăn uống của bé. Bạn nên để bé được thoải mái và vui vẻ khi ăn.

– Hạn chế những loại đồ ăn chứa chất béo tiềm ẩn như bơ, phomat, dầu ăn, mayonnaise…

– Khuyến khích bé hứng thú khi ăn rau xanh, hoa quả, các loại thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo.

– Hai loại đồ uống hữu ích nhất cho bé thừa cân là sữa và nước lọc. Nước hoa quả đóng hộp thường chứa nhiều kalo nên không tốt cho bé.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Bệnh béo phì ở trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Dinh dưỡng và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Trẻ suy dinh dưỡng vẫn có thể béo phì
  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn