Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ ở bé 0 – 1 tuổi

Khi chưa biết nói, khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ ở bé 0 – 1 tuổi sẽ giúp mẹ hiểu được về bé, về những điều bé cần: nét mặt vui, buồn; khóc; cử động đầu và cơ thể; cử động tay, chân và giao tiếp bằng ánh mắt…

Giao tiếp không lời

Trẻ có thể dùng phương thức giao tiếp không lời để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc đến bạn. Đây là một dạng thức quan trọng của quá trình giao tiếp. Cụ thể, trẻ giao tiếp thông qua nét mặt và nụ cười. Tuy nhiên, trước khi biết cười, trẻ có thể tiếp xúc bằng mắt, quan sát mọi thứ trong tầm nhìn của mình. Ví dụ, trẻ có thể thể hiện sự no nê bằng cách không chịu ăn và biểu hiện sự căng thẳng hoặc nghỉ ngơi bằng cách thay đổi trương lực cơ.

Mặc dù, trẻ chưa thể hiểu ý nghĩa những điều bạn nói và không thể tham gia vào câu chuyện cùng với bạn, nhưng trẻ hiểu được những dấu hiệu không lời đi kèm như: âm thanh dịu dàng của giọng nói, hay cách bạn bế trẻ khi nói chuyện. Trẻ đáp lại những điều này theo cách riêng, có thể bằng cách nhìn chăm chú vào khuôn mặt bạn, hoặc cười đáp lại và phát ra những tiếng thủ thỉ nhẹ nhàng để biểu hiện cảm xúc.

Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ ở bé 0 - 1 tuổi sẽ giúp mẹ hiểu được về bé, về những điều bé cần

Ngôn ngữ cơ thể

Khi kiểm soát được các chi trên, trẻ có thể biểu hiện những cử chỉ có ý nghĩa bằng hai tay. Trẻ đưa hai tay về phía bạn là một cách mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của bạn, hoặc ném đồ vật đi để thể hiện sự buồn chán, bực tức.

Trẻ em rất giỏi dùng ngôn ngữ cơ thể để biểu lộ ác cảm và những cảm xúc tiêu cực. Khi giận, bé thể hiện rất rõ bằng nét mặt và cử chỉ từ chối mạnh mẽ. Nếu trẻ quá khó chịu, trẻ có thể khóc toáng lên và giãy giụa liên tục…

Bắt chước cũng là một hình thức ngôn ngữ cơ thể, giúp trẻ trao đổi và tương tác với người khác. Trẻ thường có những hành động bắt chước người lớn, nhưng đôi khi cha mẹ cũng bắt chước cử động và hành vi của trẻ để tương tác với trẻ một cách hiệu quả hơn. Đây được xem là quá trình tương tác rất hiệu quả. Bắt chước nhanh chóng trở thành trò chơi tương hỗ, trò chơi ú òa là một điển hình. Đến 1 tuổi, trẻ thường diễn đạt bằng điệu bộ như: đưa tay lên tai và bi bô nói chuyện. Chúng tưởng tượng đó là chiếc điện thoại dùng để trao đổi thông tin với người khác…

Chúng ta dễ nhận biết được ngôn ngữ cơ thể của trẻ thông qua cách vẫy tay tạm biệt và hôn vào má mẹ, hoặc chỉ tay về đồ vật mà trẻ thích… Những cử chỉ, điệu bộ này giúp trẻ chuyển tải thông tin nhiều hơn so với lời nói. Và đây được xem là một dạng ngôn ngữ tinh vi.

Ngôn ngữ dấu hiệu

Trẻ có thể được dạy những kỹ năng về ngôn ngữ biểu hiện ngay từ lúc 6 – 8 tháng tuổi và qua các dấu hiệu này, trẻ thể hiện những nhu cầu của mình. Ngôn ngữ dấu hiệu giúp trẻ thể hiện những ý tưởng và khuyến khích khả năng giao tiếp của trẻ.

Tuy nhiên, ngôn ngữ nói cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của trẻ. Trước khi nói được, trẻ thường phát ra những âm bập bẹ, vì thế bạn nên kết hợp tất cả các loại ngôn ngữ ở trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về khả năng ngôn ngữ. Điều kiện tiên quyết để trẻ phát triển khả năng này là bạn dành nhiều thời gian để giao tiếp cùng trẻ và tạo cho trẻ có các cơ hội để thể hiện những khả năng ấy.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bé 1 tuổi , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Bí quyết của mẹ giúp trẻ thích đọc sách
  • 5 cách giúp con bạn thích viết
  • Làm thế nào để luyện cho trẻ phương pháp làm việc có kế hoạch?
  • Tập thói quen tốt cho bé ngay từ nhỏ là điều cha mẹ nên làm
  • 9 điều tuyệt vời cha mẹ nên dạy con gái

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn