Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những phản ứng tiêu cực xuất hiện ở trẻ sau khi uống sữa

Sữa là loại thực  phẩm bổ dưỡng và khá an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, sẽ có thể có những phản ứng tiêu cực xuất hiện ở trẻ sau khi uống sữa, cha mẹ cần sớm xác định được vấn đề nảy sinh ở đây để có cách xử lý an toàn nhất.

Theo dõi những dấu hiệu liên quan đến sữa không phù hợp với bé

Sau mỗi lần uống sữa trước khi ngủ, bé thường trớ. Trước tiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để chắc chắn đó không phải do việc trào ngược của dạ dày vào thực quản. Bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì việc trớ một ít sữa ra ngoài là hoạt động bình thường của phần lớn các bé ở độ tuổi này.

Sau khi uống sữa, trẻ hay loay hoay không yên và khóc. Bé có hành động co duỗi chân mạnh lên vùng dạ dày và “xì hơi” thành tiếng.

Phân của trẻ có dấu hiệu thay đổi. Đầu tiên là việc tính chất của phân không nhất quán cho đến dấu hiệu tiêu chảy. Bạn nên để ý xem bé có dấu hiệu ói mửa hay không.

Bé bị phản ứng dị ứng và có thể có dấu hiệu suy hô hấp (hen suyễn), da nổi chàm, nổi mề đay, hoặc dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá kèm tiêu chảy và ói mửa lặp đi lặp lại.

Đừng nên mất cảnh giác với những dấu hiệu bất thường sau khi trẻ uống sữa

Nếu con bạn có vấn đề với sữa hoặc rối loạn tiêu hoá?

– Trong trường hợp phát hiệu con bạn có dấu hiệu trào ngược thực quản sớm, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa. Trong trường hợp các vấn đề tiêu hoá khác thì có thể theo các quy tắc sau:

Sử dụng sữa chua lên men bởi các vi khuẩn giàu axit lactic, điều này giúp làm giảm lượng lactose trong ruột. Sữa này thường khuyến khích dùng đối với các bé bị đầy hơi, đau bụng hoặc táo bón.

Sử dụng sữa lactose -free, dành cho trẻ không dung nạp lactose: Khi trẻ không dung nạp đường lactose thì thường tiêu chảy kéo dài, ảnh hướng đến dạ dày và làm giảm cân. Trong trường hợp này nên cho trẻ dùng từ 1, 2 hoặc 3 tuần cho đến khi vấn đề đường ruột được khắc phục.

– Vấn đề dị ứng với sữa bò: Chỉ có bác sĩ nhi khoa sau khi xét nghiệm da hoặc máu thì mới kết luận được chính xác bé có bị dị ứng với sữa hay không. Trong trường hợp bé bị dị ứng thì bạn có thể làm theo tư vấn dùng một số loại sữa sau:

Sữa thuỷ phân protein có chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhưng phần protein đã được xử lý để không gây dị ứng.

Một công thức dựa trên protein của đậu nành từ lâu đã được đề xuất dùng để thay thế cho những em bé có dị ứng với sữa bò. Tuy nhiên không khuyến khích dùng loại này với trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi và nên kiểm tra da và máu trước khi chỉ định bởi có thể sẽ gây phản ứng chéo với sữa bò.

Sữa ít gây dị ứng: Chỉ áp dụng đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao hơn trẻ bình thường (có cha mẹ hoặc anh chị em bị dị ứng với protein trong sữa bò). Sữa này chỉ có tác dụng nếu trẻ được ít nhất 4 tháng tuổi, lí tưởng nhất là 6 tháng tuổi. Bạn cần biết rằng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì nên duy trì ít nhất là 4 tháng. Điều đó sẽ bảo vệ trẻ chống lại các dị ứng về sau.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Dinh dưỡng & Sức khỏe , Dinh dưỡng cho trẻ em , Sữa cho bé

Bài viết liên quan

  • Có nên cho trẻ ăn phô mai và váng sữa cùng thời điểm?
  • Những lợi ích bất ngờ của củ cải đối với sức khỏe của bé
  • Váng sữa chỉ là thực phẩm bổ sung
  • Cho trẻ ăn sữa chua thế nào là tốt?
  • Cho bé ăn sữa chua thế nào là tốt nhất?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn