Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

6 quy tắc để mẹ dạy con tự lập từ trong nôi

Các mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ tính tự lập từ khi bé còn nằm trong nôi. Điều này có vẻ là phi lý nhưng lại hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực. Dưới đây là 6 nguyên tắc để các mẹ tập luyện cho bé nhà mình.

Quy tắc 1: Để con tự làm mọi việc từ sớm

Khi con bạn tự chơi một mình, tốt nhất bạn không nên làm gián đoạn. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ lớn mà còn đúng với các trẻ sơ sinh. Sau khi thức giấc, hầu hết các trẻ sơ sinh đều lặng lẽ nằm ở giường chơi với các bàn tay hoặc ọ ẹ một mình. Đấy là những khoảnh khắc con bạn bắt đầu tự lập.

Mẹo: Bạn có thể mở rộng giai đoạn khám phá cho trẻ bằng cách để trên giường hoặc treo trên đỉnh màn những vật như thú nhồi bông, các đồ chơi nhiều màu sắc và có thể phát ra nhiều loại âm thanh thì càng tốt.

Quy tắc 2: Tạo ra một môi trường thú vị

Sẽ là một môi trường đầy hấp dẫn nếu bé được đặt trên giường với rất nhiều loại đồ chơi được đặt xung quanh, trong tầm tay. Chú ý rằng nên tập bằng cách gia tăng dần sự hấp dẫn. Đầu tiên có thể bạn để trẻ chơi mà không có đồ vật gì sau đó gia tăng sự hấp dẫn dần bằng cách thêm hoặc hoán đổi số đồ chơi.

Hãy chú ý rèn luyện cho bé tính tự lập ngay từ nhỏ

Quy tắc 3: Kích thích trẻ bằng việc cho trẻ tham gia những khoảnh khắc chơi đơn độc

Em bé của bạn sẽ tự khám phá và tìm ra tốc độ phản ứng và chơi tốt nhất của bản thân khi được ở một mình. Là lí tưởng nhất nếu trẻ được như vậy một đến hai lần trong ngày, vào thời điểm cụ thể, trong không khí yên tĩnh và không có âm thanh hoặc hình ảnh nào khác ngoài bé.

Chú ý: Nếu con bạn chưa quen thì đầu tiên bạn có thể ở bên cạnh trẻ trong lúc trẻ chơi, nhưng bạn không chơi với trẻ. Đến khi trẻ bỏ qua sự có mặt của bạn để tập trung vào chơi cái khác thì bạn có thể tránh đi.

Quy tắc 4: Bạn rời khỏi phòng

Điều này là cần thiết nếu con bạn vẫn tiếp tục chơi khi bạn đã rời khỏi phòng để trẻ ở lại một mình trong vòng vài phút (tất nhiên phải đảm bảo rằng không gian xung quanh phòng tuyệt đối an toàn với trẻ). Quy tắc như ở trên, bạn có thể thực hành với con vào lúc trẻ được 4 tháng. Bạn lựa chọn thời điểm khi con bạn bị cuốn hút bởi một thứ gì đó thì hãy rời khỏi phòng. Bạn tập dần bằng cách gia tăng thời gian vắng mặt lên.

Lời khuyên: Nếu trẻ không thích sự vắng mặt của bạn thì bạn nên giữ liên lạc với trẻ ở bên ngoài góc khuất thông qua giọng nói.

Quy tắc 5: Sẽ là kích thích hơn nếu bạn chỉ can thiệp khi cần thiết

Trong quá trình bạn tập cho con độc lập thì vẫn xuất hiện những tình huống mà trẻ cần có sự giúp đỡ của bạn. Nhưng hãy đừng vội vàng mà nên quan sát bởi vì trong nhiều tình huống trẻ có thể tự xử lý được vấn đề của mình.

Quy tắc 6: Thời gian để trẻ một mình

Tất cả các trẻ sơ sinh đều có thể tìm hiểu để chơi một mình được. Tuy nhiên thời gian nên để trẻ chơi một mình là bao lâu? Thông thường với trẻ 1 năm tuổi thì thời gian nên là 5 đến 10 phút. Từ 1 đến 3 tuổi thì sẽ là 15 đến 30 phút.

Chúc các mẹ tập luyện thành công để bé đáng yêu được phát triển toàn diện.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Dù thế nào thì mẹ vẫn rất tự hào về con
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn