Không phải ngẫu nhiên, hình phạt thể chất đối với con trẻ lại bị phản đối kịch liệt. Người ta cho rằng, đòn roi gieo mầm sự hung hăng, bạo lực vào tâm hồn con trẻ. Những đứa trẻ hay bị nhiếc móc, đánh đòn rất khó phân biệt tốt – xấu và sau lưng cha mẹ chúng sẵn sàng gây gổ.
Chị N.T, đồng nghiệp của tôi, đợt gần đây bỗng trở nên lo lắng, đứng ngồi không yên và đầu óc thì ‘mây mây’ không tập trung vào công việc. Là chỗ thân tình, tôi mon men gợi chuyện thì được chị chia sẻ, chẳng hiểu sao đột nhiên cậu con trai đang học lớp 6 có thái độ ‘ghét’ mẹ. Mẹ hỏi chuyện gì cũng ‘qua loa, đại khái’ chứ không nhiệt tình kể lể.
Tôi ướm lời ‘Thế chị có ‘đắc tội’ gì với con không?’ – ‘Ừ, dạo này công việc hơi căng thẳng, nhiều khi mình cũng ‘giận cá chém thớt’.
- Một công trình nghiên cứu của Viện hàm lâm Y học Nga cho thấy: Cứ 4 gia đình thì có một gia đình dùng đến roi 1 lần/ngày giáo dục con. Và 1/3 các bà mẹ đó sau khi đánh con thường tự day dứt: “Sao mình lại làm thế?”
Không phải ngẫu nhiên, hình phạt thể chất đối với con trẻ lại bị phản đối kịch liệt. Người ta cho rằng, đòn roi gieo mầm sự hung hăng, bạo lực vào tâm hồn con trẻ. Những đứa trẻ hay bị nhiếc móc, đánh đòn rất khó phân biệt tốt – xấu và sau lưng cha mẹ chúng sẵn sàng gây gổ.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cha mẹ dạy con lên người mà không cần đến ‘vitamin roi’.
1. ‘Cập nhật’ thời gian biểu của con
Cha mẹ không những phải nắm được các hoạt động của con khi ở nhà, mà còn phải thường xuyên trao đổi với thầy cô giáo hoặc bảo mẫu để kịp thời biết được những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ.
Tuy nhiên, cập nhật thời gian biểu của con đầy đủ, không đồng nghĩa với việc cha mẹ kiểm soát con quá chặt, khiến con trẻ cảm thấy bí bách, tù túng dễ nảy sinh tâm lý phản kháng, bất cần.
2. Lắng nghe là thượng sách
Quát mắng hay đòn roi chỉ khiến trẻ thêm chai lỳ và dần hình thành tâm lý ngại tiếp xúc, xa lánh cha mẹ. Có rất nhiều trường hợp con trẻ sa chân vào con đường hư hỏng là do cách giáo dục quá nghiêm khắc và phải chịu cảnh ‘lời cha mẹ như lệnh vua ban’ ngay từ bé.
Do đó, thay vì đánh mắng trẻ, người lớn phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe giúp con trẻ ‘cởi bỏ’ áp lực, thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
3. Có tinh thần xây dựng
Nhiều cha mẹ thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của con chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Trẻ sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
Người lớn nên dành cho trẻ sự tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy mình không bị lạc lõng, không cô đơn. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ rất thương yêu mình và sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.
4. Nổi nóng chỉ như dầu đổ lửa
Thay vì thấy việc xấu con vừa làm là quá nghiêm trọng, bạn hãy coi như đây chính là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt. Nhìn nhận vấn đề như vậy bạn sẽ bớt cáu giận, bớt nóng nảy và hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều.
5. Hãy là hình mẫu tốt
Trước hết, con cái thường noi gương cha mẹ mình. Do đó, bất kể dù bạn làm gì, con cái sẽ bắt chước bạn theo cách của riêng chúng. Trẻ em thường quan sát và cố gắng thực hiện những điều chúng thấy trong cuộc sống hằng này. Điều đó có nghĩa là bạn nên làm gương cho con cái về mọi mặt. Thực hiện theo các nguyên tắc mà bạn đã đặt ra cho chính mình. Chẳng hạn như nếu muốn bọn trẻ sạch sẽ và gọn gàng khi ở nhà, bạn nên làm gương bằng cách dọn dẹp nhà cửa thật sạch…