Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chậm dậy thì ở trẻ cũng đáng lo

Có lẽ ấn tượng về những cô, cậu bé dậy thì sớm quá lớn khiến chúng ta quên mất tình cảnh ngược lại: chậm dậy thì. Đến tuổi ‘nữ thập tam, nam thập lục’ mà trẻ chưa có động tĩnh gì thì cũng đáng báo động.
Dễ hiểu, một cô, cậu bé tiểu học “búng ra sữa” trổ mã, hành kinh, dễ đập mắt mọi người hơn cảnh chờ đợi của cô, cậu bé đã quá hạn “thập tam, thập lục” mà chưa thấy động tĩnh gì.

Vì sao lớn muộn?

Thực tế, hệ lụy của cô, cậu chậm chân dậy thì cũng rắc rối không kém bạn đồng lứa nhanh chân. Dậy thì sớm hơi sốc nhưng dù sao cũng là có. Nguyên nhân sớm dậy thì được quy cho tình hình kinh tế khá khẩm, dinh dưỡng tốt và sự tiếp cận thông tin giới tính thông thoáng.

Suy ra, những kẻ níu áo làm chậm chân dậy thì sẽ là dinh dưỡng kém, thiếu hụt thông tin (không bàn đến bệnh tật ,nhất là bệnh liên quan đến nội tiết). Kẻ “cài số de” nặng tay nhất là suy dinh dưỡng.

Trẻ dậy thì: Sớm lo một nhưng chậm còn đáng lo mười.

Ngoài thiếu ăn do kinh tế , với nhiều trẻ, đặc biệt ‘phe kẹp tóc’, thủ phạm còn là nạn lười ăn chống béo phì hay biếng ăn tâm thần. Bị hù dọa thái quá về chú “ngoáo ộp” béo phì khiến nhiều thiếu nữ tiền dậy thì quá hăng với kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”, vô tình làm chậm phát súng lệnh dậy thì.

Dậy thì là khởi điểm của một giai đoạn phát triển vượt bậc, biến cơ thể thành một “đại công trường” tiêu tốn một lượng lớn nguyên, nhiên liệu, nên dễ hiểu nếu công tác hậu cần kém thì lệnh khởi công phải đình hoãn.

Giải toả lỗi lo

Chậm dậy thì không chỉ làm cho khổ chủ sốt ruột mà còn đi kèm mối lo về sức khỏe, trục trặc sinh lý và đỉnh điểm là… mất luôn tuổi dậy thì. Một cái kết vã mồ hôi hột khi nạn nhân phải dừng lại vĩnh viễn ở tuổi thiếu niên, không thể là một chàng trai, cô gái đúng nghĩa biết rung động và không thể “dựng vợ gả chồng”…

Nếu khỏe mạnh, sau một thời gian tích góp dần rồi dậy thì cũng có cơ khởi động, và quãng chờ huy động vốn dài hay ngắn phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng trẻ nạp hàng ngày. Với những trẻ gái “trường kỳ kháng chiến” chống béo phì, đến độ suy kiệt nặng, thì khả năng tuổi dậy thì “nghìn thu vĩnh biệt” là khá cao.

Thiếu thông tin giới tính là thủ phạm thứ hai, tuy tác động không to bằng ăn uống. Vì sao sự “thiếu hiểu biết” lại có thể ngáng chân dậy thì hoặc ngược lại? Đơn giản hàm lượng tiếp xúc với những thông tin XXX càng nhiều thì mức độ kích thích sinh lý càng cao, và chính những “xúc cảm” này sẽ tạo điều kiện cho tuổi dậy thì nổ máy sớm hơn.

Tuy vậy, khả năng ‘mù’ thông tin đến độ chẳng biết gì khó xảy ra ở thời đại thông tin vũ bão hiện nay, nên có lẽ chỉ có những bạn trẻ sống ở vùng miền quá xa xôi, biệt lập, hoặc phải thụ giáo một nền giáo dục gia đình quá hà khắc.

Rất may , trừ bệnh tật, hầu hết trường hợp đều có thể “tăng tốc” tuổi dậy thì bằng những biện pháp đơn giản: dinh dưỡng tốt hơn và quan tâm vừa đủ thông tin giới tính. Gọi là vừa đủ bởi nếu “tham” quá thì không chỉ rảo bước, tuổi dậy thì lại …phóng bạt mạng thì chẳng khác thay cái lo này bằng cái lo khác.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • 7 thói quen bạn nên giúp con từ bỏ
  • Hãy dạy con “Qui tắc đồ lót – PANTS rules”
  • Tạo những thói quen có lợi mới cho trẻ
  • Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tập bơi thành công?
  • Sự phát triển ở bé 1 năm tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn