Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có khối lượng chất lỏng tăng lên đáng kể. Điều này là hoàn toàn bình thường và tự nhiên vì cơ thể cần có sự gia tăng khối lượng máu để đáp ứng thiên chức làm mẹ trong tương lai. Vậy nên, nếu cơ thể không kịp thích nghi với sự gia tăng này thì có thể xảy ra sự phù nề. Dưới đây một vài bài tập đơn giản giúp mẹ bầu có thể chống đỡ tốt với chứng phù nề của mình. Hãy thử nghiệm để giảm bớt những khó chịu mà mình đang và sẽ phải trải qua nhé!
Đi bộ ngoài trời
Một phụ nữ mang thai cần đi bộ hàng ngày. Thực tế là trong thời gian đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và cải thiện lưu thông. Bình thường hóa lưu thông máu giúp hệ thống bạch huyết không bị tắc nghẽn, nhờ đó ngăn ngừa phù nề. Vì vậy, mỗi ngày thai phụ nên dành khoảng 20 phút để đi bộ nhanh. Ngoài ra, để tránh sự xuất hiện phù nề, tốt nhất là mua giày lớn hơn một hoặc hai kích cỡ so với những đôi mà bạn đã từng sử dụng trước đây.
Đi bơi
Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Lý do là vì trong quá trình bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, thậm chí tạo áp lực lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết.
Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Thai phụ nên đi bơi khoảng 2 – 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.
Tập thể dục tại nhà
Thai phụ cũng có thể tiến hành tập thể dục tại nhà. Bắt đầu bằng các bài tập đơn giản trong tư thế nằm ngửa. Nằm xuống trên lưng của bạn, hãy đặt một chiếc gối dưới chân và thực hiện chuyển động bàn chân xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó lại đổi chiều ngược kim đồng hồ. Cứ thực hiện luân chuyển như vậy khoảng 10 lần mỗi hướng.
Vận động trong văn phòng
Các bà mẹ tương lai nên vận động cơ bắp mỗi giờ trong chuỗi thời gian làm việc kéo dài của mình. Có những thao tác đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay trong chính văn phòng. Đứng lên, hai chân đặt rộng bằng vai và thực hiện thao tác kiễng chân như đang đi giầy cao gót, thực hiện đồng thời trên cả hai chân cùng một lúc, kéo dài trong hai phút.
Ngoài ra, cần hạn chế lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày để ngăn chặn khả năng giữ nước trong các mô của cơ thể (điều này gia tăng phù nề).
Vận động ở phòng tập
Đứng trên bốn chân, uốn cong đầu gối để thắt chặt dạ dày của mình, cong người trở lại và cúi đầu. Sau đó lưng thẳng, nâng cao chân của bạn và thẳng lưng. Lặp lại bài tập ít nhất 12 lần cho mỗi chân.
huệ đã bình luận
Cho e được hỏi về cách đặt tên cho con, đặt tên như thế nào cho hợp với tuổi của bố mẹ. Em đang mang thai tháng thứ 9, bác sĩ dự kiến khoảng 18- 20 tháng 7 năm 2012(DL) là sinh. Chồng em: Phạm Khánh Nguyên sinh ngày 24 tháng 11 năm 1978(DL). Em: Võ Thị Huệ sinh ngày 13 tháng 11 năm 1984 (DL). VC em thắc mắc không biết nên đặt tên gì cho con để phù hợp với mệnh của 3 người (em mang thai lần đầu). VC định đặt các tên sau: Phạm Thuỷ Tiên, Phạm Thanh Thuỷ, Phạm Khánh THi. Những tên trên có phù hợp không, nếu không hợp mong Mẹ Yêu Con gợi ý thêm các tên khác.
Rất mong mẹ yêu con tư vấn cho vợ chồng em. Em xin chân thành cảm ơn.