“Mùa hè nóng ẩm là dịp muỗi bắt đầu sinh sôi, phát triển mạnh. Cho dù cố gắng phòng chống bằng nhiều cách nhưng việc bị muỗi “tấn công” là điều khó tránh khỏi. Ở trẻ nhỏ, các vết muỗi đốt dễ bị ngứa, sưng, viêm tấy và phát triển thành các bệnh ngoài da nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.”
Phòng muỗi là cần thiết, nhưng chưa đủ
Xưa nay các mẹ vẫn chỉ quan tâm đến khía cạnh bị muỗi đốt thì sẽ mắc bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết…) vì tính nguy cấp của bệnh. Có lẽ vì thế mà chúng ta thường chỉ chú trọng các biện pháp phòng muỗi đốt cho con mà ít biết đến những nguy hiểm khác “đằng sau” vết muỗi đốt.
Một điều chắc chắn rằng, hiệu quả phòng muỗi đốt là khá thấp vì không phải lúc nào và chỗ nào bạn cũng có thể dùng thuốc để phòng cho trẻ. Trong khi đó một số loại thuốc xịt và hương muỗi không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Muỗi đốt không truyền bệnh thì cũng gây khó chịu bởi những vết mẩn ngứa, sưng tấy, nặng hơn là gây ra nhiễm trùng, chàm hóa da, dẫn tới để lại sẹo và vết thâm. Cá biệt, có những trẻ phải “sống chung” với sẹo, vết thâm cho tới tận lúc trưởng thành.
Sự nguy hiểm “đằng sau” những vết muỗi đốt
Khi đốt, muỗi sẽ phóng ra “nọc” độc là một vật thể lạ đối với cơ thể (yếu tố dị nguyên) xâm nhập vào máu. Cơ thể có sự đáp ứng của hệ miễn dịch – dị ứng tạo ra các histamine gây ngứa. Với sự nhạy cảm vốn có, trẻ sẽ thấy khó chịu hơn người lớn và phản ứng lại bằng cách gãi nhiều làm cho làn da bị tổn thương (trầy xước, rách da). Và đó sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn, làm vết đốt sưng lên và có mủ, trong Y học gọi là “nhiễm trùng da thứ phát do gãi”.
Ở trẻ em, ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sẩn ngứa (nhiều sẩn u lên có khi thành cục kèm với ngứa tại vết cắn). Ngứa-gãi tạo thành tổn thương sẽ gây ra bệnh chàm (chàm hóa): da tại vùng chàm có biểu hiện rát, viêm đỏ kèm các mụn nước li ti. Ngứa nhiều, trẻ không được chữa trị, để gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các sẹo lồi và vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm. Khi đã để xuất hiện các nốt thâm đen thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cho làn da của trẻ sau này, bởi sẽ phải mất một thời gian dài để các vết thâm đen này biến mất, thậm chí là vĩnh viễn.
Khắc phục thế nào?
Có rất nhiều cách để trị vết muỗi đốt, về cơ bản cũng giống như trị mụn, nhọt. Tuy nhiên, khi áp dụng cho trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu tâm đến làn da dễ bị tổn thương của trẻ.
PGS, TS. Trần Lan Anh – nguyên Phó trưởng Bộ môn Da liễu; Trưởng Phòng Đào tạo – Nghiên cứu Khoa học Bệnh Viện Da liễu TƯ cho biết: “Hiện nay có một số thảo dược được y học đánh giá cao về hiệu quả sử dụng để làm tiêu độc, tiêu sưng, chống viêm, lành sẹo như nghệ, bạch hoa xà.
Chất flavononid, quan trọng nhất là curcumin, turmeron… có trong củ nghệ có tính kháng viêm, làm chỗ tổn thương chóng lên da non, đỡ sẹo (sẹo nhỏ mờ) không để lại sẹo lồi, làm đẹp da (da không bị thâm). Bạch hoa xà có tác dụng chống viêm, được sử dụng nhiều trong điều trị mụn nhọt, rôm sảy, vết thương sưng đau.
Những thảo dược trên đều là thành phần chính trong dung dịch thảo dược An Bảo của công ty cổ phần Nam Dược. Sản phẩm này vừa đem lại sự an toàn, vừa không gây tác dụng phụ ngoài ý muốn, được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho trẻ em. Hi vọng đây là lời khuyên tốt dành cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.”
An Bảo chứa kháng sinh và các chất chống viêm thực vật có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng làm dịu vết muỗi đốt, giải độc vết côn trùng cắn, sát khuẩn và chống viêm vết thương hở, ngoài ra còn có nghệ giúp tái tạo tế bào da của trẻ.
An Bảo được bào chế dưới dạng dung dịch lăn trên da nên khi bôi không tạo nên màng bao phủ trên da, khô nhanh nên tránh được tình trạng dây ra quần áo hay bé chùi lên mắt, miệng. Tiết kiệm chi phí nhờ dạng lăn tiện dụng, chỉ cần một lượng nhỏ dung dịch đã giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu vì muỗi đốt.
Để biết thêm thông tin về An Bảo, các mẹ có thể gọi tới số: 04. 399 53901 để được tư vấn, hoặc truy cập website namduoc.vn