Trẻ em ngày nay có xu hướng hình thành nhiều thói xấu ở trường học. Điều đó khiến bạn lo lắng và phiền lòng nhưng tin vui là bạn có thể phá vỡ những thói quen xấu ấy với một số chiến lược đơn giản.
Tất cả chúng ta đều muốn con mình được khỏe mạnh. Thật không may là xu hướng của trẻ em ngày nay dường như ít hoạt động, chế độ ăn uống không tốt, dành thời gian nhiều hơn cho những trò chơi game giải trí hay rối tung với các thiết bị điện tử khác. Điều đó khiến bạn lo lắng và phiền lòng nhưng tin vui là bạn có thể phá vỡ những thói quen xấu ấy với một số chiến lược đơn giản. Dưới đây là cách làm thế nào để giúp con của mình luôn khỏe mạnh.
Ngủ không đủ giấc
Ngủ đủ giấc ở trường là một thói quen lành mạnh quan trọng. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ em, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ được gắn chặt với vấn đề béo phì, kết quả học tập và nhiều hành vi khác.
Một nghiên cứu của Tây Ban Nha cũng phát hiện ra rằng trẻ em không có được giấc ngủ đầy đủ có nhiều khả năng gặp vấn đề với phát triển ngôn ngữ và bộ nhớ.
Một kết luận khác khẳng định rằng những giấc ngủ kém có thể dẫn đến những cơn giận dữ ở trẻ, sự thiếu tự tin và trong một số trường hợp suy nghĩ sai lệch.
Lời khuyên là bạn nên thiết lập một lịch trình sinh hoạt khoa học cho trẻ, bắt đầu là một lịch trình giấc ngủ bình thường trong suốt mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nghỉ, dịp nghỉ mát, đi chơi cuối tuần…
Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng
Hãy dạo quanh một vòng tại các cửa hàng tạp hóa, thực phẩm xung quanh khu vực trường học của con bạn, bạn sẽ không khó để nhìn thấy lý do tại sao học sinh ngày nay dễ bị béo phì, thừa cân. Dinh dưỡng kém đã trở thành một vấn đề lớn trên toàn quốc. Một nghiên cứu gần đây đã xem xét 367 loại thực phẩm thường nhắm vào trẻ em và kết luận rằng 89% trong số chúng có chất lượng dinh dưỡng kém do mức độ cao của đường, chất béo, hoặc muối.
Ít tập thể dục
Tiến sĩ Babineaux nói rằng ít tập thể dục hay lười vận động cũng một xu hướng không mong muốn đang xảy ra đối với các em học sinh ngày nay. “Có nhiều lý do dẫn đến điều này, bao gồm cả lịch học quá bận rộn, các hoạt động vui chơi ngoài trời cũng như giờ chơi sáng tạo bị giới hạn” bà nói.
Là cha mẹ, bạn có thể làm nhiều điều để đảo ngược xu hướng này và giúp con mình rèn luyện những thói quen lành mạnh. Bắt đầu việc cho phép trẻ có thời gian vui chơi lành mạnh hàng ngày mà không có truyền hình hoặc điện tử. “Giờ chơi sáng tạo cho phép trẻ em chủ động chơi với các đồ chơi, trò chơi và các tiện ích”, bà giải thích. “Tôi khuyến khích các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động này càng nhiều càng tốt. Đó là thời điểm hoạt động thể chất quý giá của trẻ trong ngày, tham gia nhiều vận động giúp đốt cháy năng lượng tương tự như tập thể dục”.
Mang balô nặng
Là một chuyên gia trị liệu nghề nghiệp, tôi đã thấy việc thường xuyên phải mang ba lô nặng thực sự là một vấn đề cho trẻ em. “Karen Jacobs, một giáo sư lâm sàng tại Đại học Boston nói. “Ba lô là một vật dụng lưu trữ không thể thiếu đối với trẻ ở trường. Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa các chấn thương cơ xương và sử dụng ba lô không đúng cách”.
Điện tử quá tải
Bạn có thể củng cố các thói quen lành mạnh xung quanh việc sử dụng máy tính cho trẻ. Chẳng hạn như hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị điện tử một cách lành mạnh, ví dụ như đi nghỉ hoặc rời khỏi ghế sau mỗi khoảng thời gian từ 20 – 30 phút, hay thư giãn mắt trong khoảng thời gian không quá 20 phút…
Chia sẻ vi trùng với bạn bè
Chia sẻ thực phẩm, chia sẻ quần áo, không rửa tay và không che miệng khi hắt hơi… đây là tất cả các hành động thường thấy và khá phổ biến trong các em học sinh, và chúng là nguồn vi trùng lây lan bệnh tật khá dễ dàng khiến trẻ không còn được khỏe mạnh.
“Thật khó để biết liệu trẻ em dễ bị nhiễm trùng hơn người lớn vì các thói quen vệ sinh kém hay do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị tổn thương hơn. Nó có thể là sự kết hợp của cả hai yếu tố nhưng chỉ có lý do vệ sinh là chúng ta có thể thay đổi, vì vậy chúng ta rất nên thử”, Shubin nói.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích các thói quen lành mạnh và ngăn chặn những hành vi xấu của trẻ ở nhà để chúng sẽ tiếp tục thực hiện khi trở lại trường.