Hỏi: Chào bác sĩ! Một số bà mẹ trên các trang báo mạng cho biết là khi đi tiêm phòng cho trẻ, bác sĩ khuyên nên tiêm ở đùi, không tiêm ở tay.
Nhưng ở Đà Nẵng, tất cả các trạm y tế khi tiêm đều tiêm ở tay. Như vậy có ảnh hưởng gì cho cháu bé không? Mũi tiêm phòng viêm gan B sau 4 tháng tuổi bị tiêm trễ 1 tháng (phải tiêm lúc 5 tháng tuổi do trạm hết thuốc) thì có còn hiệu quả không? Mong bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn! Mỗi một loại vắcxin, các nhà sản xuất đều có hướng dẫn là tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp hoặc uống. Vắcxin ngừa lao (BCG) tiêm trong da ở vai bên trái là quy định chung của chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắcxin Sabin ngừa bệnh bại liệt thì uống. Vắcxin bạch hầu-ho gà-uốn ván, viêm gan siêu vi B, thương hàn, viêm màng não do Hib thì phải tiêm bắp. Các vắcxin sởi, sởi-quai bị-rubella, trái rạ, viêm não Nhật Bản và não mô cầu AC thì phải tiêm dưới da. Những vắcxin phải tiêm dưới da thì nên tiêm ở phần trên cánh tay do dễ thực hiện hơn ở đùi. Các loại vắcxin phải tiêm bắp thì nên tiêm ở đùi. Tuy nhiên ở trẻ trên 2 tuổi, cơ cánh tay đã phát triển nên thường được chích ở cánh tay. Tóm lại, chỉ tiêm ở đùi trong các trường hợp sau: bạch hầu – ho gà – uốn ván, viêm gan siêu vi B và viêm màng não do Hib ở trẻ dưới 2 tuổi. Vắcxin phòng viêm gan siêu vi B chích trễ một tháng vẫn có hiệu quả và không cần phải chích lại từ đầu.
thuy đã bình luận
Con tôi tiêm phòng viêm màng não mô cầu đã 10 ngày nay rồi mà chân vẫn đau, cháu đi như bị thọt chân vậy. Xin cho tôi hỏi liệu chân cháu có bị sao không a?
thuhien đã bình luận
con tôi được 7 tấang tuổi, bé ăn được nên cân nặng của bé: 11kg, con tôi như vậy có bị béo phì không, bé uống sữa khoăng 700ml/ngày, ăn 2 chén bột đầy