Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thuốc tránh thai: không phải ai cũng có thể sử dụng

Một biện pháp kế hoạch giản tiện, hiệu quả cao, được nhiều phụ nữ lựa chọn chính là sử dụng thuốc tránh thai. Đáng tiếc là nó có một vài tác dụng phụ nên không phải phụ nữ nào cũng thích hợp sử dụng, thậm chí là phải cấm kỵ.

1. Bệnh viêm gan và viêm thận cấp tính và mãn tính

Phụ nữ bị viêm gan, viêm thận cấp tính và mãn tính không nên sử dụng thuốc tránh thai. Bởi vì thuốc tránh thai khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận, nếu bạn bị viêm gan cấp và mãn tính và viêm thận thì khi sử dụng loại thuốc này sẽ làm gánh nặng cho gan, thận.

2. Bệnh tim hoặc rối loạn chức năng tim

Những người bị bệnh tim hoặc rối loạn chức năng tim không được sử dụng biện pháp tránh thai dạng thuốc. Vì estrogen trong thuốc tránh thai làm cho cơ thể giữ nước, natri và các chất khác sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.

Với một người đang bị bệnh, có thể họ không được dùng thuốc tránh thai

3. Cao huyết áp

Phụ nữ bị cao huyết áp không nên sử dụng thuốc tránh thai bởi vì nó là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao sau một thời gian sử dụng.

4. Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng tránh thai dạng thuốc. Sau khi dùng thuốc tránh thai có thể khiến cho lượng đường trong máu hơi cao, với nguy cơ tiềm ẩn đó nó sẽ có tác động bất lợi đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.

5. Cường giáp

Cường giáp ở phụ nữ nếu chưa được điều trị triệt để thì không nên dùng thuốc tránh thai. Vì khi điều trị các chứng bệnh ở tuyến giáp, bắt buộc phải dùng thuốc, nếu dùng thêm thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ tương tác thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Khi mắc các chứng bệnh này, việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh hơn, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.

6. Các khối u vú

Khối u vú lành tính, u xơ tử cung cũng như một loạt bệnh nhân có các khối u ác tính là những người không phù hợp để sử dụng biện pháp tránh thai dạng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến khối u.

7. Tim mạch và bệnh mạch máu não

Với bệnh huyết khối mạch máu (chẳng hạn như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm mạch…) không nên sử dụng thuốc tránh thai. Estrogen trong thuốc tránh thai có thể làm tăng đông máu, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh tim mạch.

8. Đau đầu mãn tính, đau nửa đầu

Những phụ nữ bị đau đầu mãn tính, đặc biệt là chứng đau nửa đầu không nên sử dụng thuốc tránh thai, nếu không nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh này.

9. Kinh nguyệt thưa, không đều

Nếu bị mất kinh vài tháng cũng không nên sử dụng thuốc tránh thai bởi việc sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai có thể khiến cho nội mạc tử cung bị thu hẹp lại và sẽ làm giảm lượng máu thoát ra trong kỳ kinh nguyệt. Do đó gây rối loạn nội tiết của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

10. Trong thời kỳ cho con bú

Thuốc tránh thai có thể làm giảm tiết sữa và làm giảm chất lượng của sữa, đồng thời các chất trong nó cũng theo sữa có tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ. Do đó, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Các biện pháp tránh thai , Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe phụ nữ , Thuốc và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Có nhất thiết phải dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ?
  • BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH
  • Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân bằng Lá lốt
  • Những món ăn ngon cho người cao huyết áp
  • Những thực phẩm bạn nên bổ sung hàng ngày nếu muốn có một sức khỏe tốt

Bình luận

  1. Nguyễn Linh Phương đã bình luận

    02/12/2012 at 5:16 chiều

    em muốn hỏi nếu phụ nữ đang điều trị lao theo công thức ngắn ngày có thể dùng thuốc tránh thai bằng thuốc hay không và có kèm theo lời khuyên gì hay không?

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn