Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trò chơi yên tĩnh cho trẻ 0 đến 6 tuổi

Có đôi khi bạn muốn trẻ ngồi yên tĩnh sau một ngày dài chơi đùa vui vẻ. Và những lúc đó bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi yên tĩnh. Các trò chơi này có thể giúp trẻ học được những kỹ năng mới.

Công việc của bạn là chuẩn bị đồ chơi. Khi trẻ cần, bạn nên ở bên giúp đỡ và động viên trẻ. Chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn những trò chơi đơn giản, đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Những trò chơi này có thể giúp trẻ:

  • Tham gia vào trò chơi.
  • Tập trung chú ý.
  • Tận dụng những nhân tố ở môi trường xung quanh.
  • Tận dụng những nguyên liệu sẵn có để chơi trò chơi.
  • Học cách tự quyết định và chơi đùa độc lập.

Những trò chơi đơn giản

Dù chơi một mình hay chơi cùng với các bạn, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều điều từ trò chơi đó. Dù đồ chơi bạn tự làm hay đồ chơi mua tại cửa hàng đều có thể giúp trẻ yên tĩnh và thư giãn trở lại.

Một số trò chơi thích hợp để bạn cùng chơi với trẻ

Câu cá

Dụng cụ: Túi nhựa (hoặc bìa dày), kẹp sắt, dây cước, cần trúc, nam châm.

Chuẩn bị: Cắt túi nhựa hoặc bìa cứng thành hình con cá. Gắn một miếng sắt vào con cá đó. Mắc dây cước vào cần, đầu còn lại buộc vào miếng nam châm để làm cần câu.

Cách chơi: Cho trẻ dùng cần câu để câu cá. Nếu làm nhiều cần câu và cá, bạn có thể mời bạn của trẻ cùng chơi trò chơi này.

Làm trò chơi phong phú hơn: Trên mỗi con cá, bạn có thể viết một chữ cái hoặc chữ số. Khi câu cá xong, bạn có thể để trẻ xếp các con cá này theo thứ tự hoặc xếp thành tên mình.

Nhận biết

Chuẩn bị: Một cái túi to hoặc một cái hộp, một số đồ vật nhỏ như: bóng bay, búp bê, cốc, thìa nhỏ, khăn tay.

Cách chơi: Dùng khăn bịt mắt trẻ lại, để trẻ lấy các đồ đựng từ trong túi hoặc trong hộp ra. Lấy đến đồ vật nào, trẻ phải gọi tên đồ vật đó. Khi chơi, khuyến khích trẻ miêu tả lại các cảm giác khi sờ vào vật đó.

Ai giành được nhiều màu sắc nhất?

Dụng cụ: xúc xắc, bút màu, bộ xếp hình có nhiều màu khác nhau, bộ bài.

Chuẩn bị: Vẽ các điểm chấm có màu sắc khác nhau lên 6 mặt của xúc xắc.

Cách chơi: Tung xúc xắc, sau đó lấy các miếng xếp hình hoặc cây tú có màu sắc giống như màu sắc trên mặt xúc xắc đã tung được. Cứ vài vòng, người chơi lại xem lại số miếng xếp hình hoặc cây bài của mình xem màu nào nhiều nhất.

Cách chơi khác: Để trẻ tự tung xúc xắc và tìm những sự vật trong nhà có màu sắc giống với màu sắc trên mặt của con súc sắc đó.

Đua xe

Dụng cụ: Một tấm bìa to, bút màu, 3 chiếc ô tô đồ chơi, 1 con xúc xắc.

Chuẩn bị: Vẽ 3 đường đua trên tấm bìa, dùng bút màu chia đường đua thành 20 đoạn nhỏ.

Cách chơi: Để trẻ tung xúc xắc, cho xe chạy theo số trên xúc xắc trẻ tung được. Xe của ai về đích trước thì người đó thắng.

Ghép hình

Dụng cụ: Tạp chí (hoặc bưu thiếp cũ), kéo, keo dán, bìa cứng.

Chuẩn bị: Cắt từ các tạp chí, hoặc bưu thiếp những bức hình ngộ nghĩnh như: hình các con vật, hình các kiến trúc hoặc các món ăn. Dán các hình đó lên những miếng bìa cứng, tự làm thành những tấm thiệp chúc mừng. Làm 10 tấm thiệp tương tự như vậy rồi chia thành hai phần.

Cách chơi: Trộn tất cả các tấm thiệp vào với nhau để trẻ tìm ra những tấm thiệp có hình giống nhau, hoặc những hình ngộ nghĩnh nhất.

Cách chơi khác: Có thể để trẻ lần lượt tìm ra các hình tương ứng có thể ghép với nhau. Ai ghép được nhiều hình nhất, người đó sẽ thắng.

Thử trí nhớ

Dụng cụ: Khay đựng, khăn tay, một số đồ vật nhỏ (như: cốc, thìa, bóng, bút chì…)

Chuẩn bị: Đặt tất cả các đồ vật đã chuẩn bị vào khay.

Cách chơi: Cho trẻ nhìn khay đựng trong vài giây, sau đó dùng khăn tay phủ lên khay đựng. Để trẻ kể tên những vật đựng trong khay. Tùy vào khả năng của trẻ mà thêm hoặc bớt số lượng đồ vật trong khay đựng.

Cách chơi khác: Cho trẻ quan sát vài giây, sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, bạn nhẹ nhàng giấu đi một số đồ vật bất kỳ để trẻ đoán xem đồ vật nào đã bị giấu.

Những phương pháp trên có tác dụng gì?

  • Thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • Rèn khả năng giải quyết các vấn đề của trẻ.
  • Tăng cường khả năng nhận biết về khái niệm số.
  • Nâng cao nhận thức của trẻ về hình dạng và màu sắc.

Lưu ý:

– Đựng đồ chơi tự làm vào một chiếc hộp, như thế bạn có thể cất giữ những đồ chơi này trong thời gian dài.

– Khuyến khích trẻ tham gia thiết kế các trò chơi. Đối với trẻ, đây là phương pháp rèn luyện rất tốt. Trong quá trình thiết kế các trò chơi, bạn có thể vận dụng những kiến thức đã học được từ trước.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Đồ chơi trẻ em , Trò chơi chăm sóc em bé

Bài viết liên quan

  • Dạy bé học qua đồ chơi
  • 7 loại đồ chơi bé cực yêu thích
  • Lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh
  • “Trò chơi” nhận diện các loại quả dành cho bé
  • Những đồ chơi cho từng giai đoạn phát triển của trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn