Khi “bụng mang dạ chửa”, đó có thể là niềm vui, hạnh phúc của nhiều người, kể cả của chị em nhưng đó cũng là quãng thời gian mà người phụ nữ đó phải trải qua một giai đoạn khó khăn, thậm chí là rất mệt mỏi.
1. Ốm nghén
Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất khi mang thai, nhưng cũng là một trong những tình trạng phổ biến nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% phụ nữ mang thai trải qua những cơn ốm nghén ở một mức độ nhất định. Những cách tốt nhất để “chiến đấu” với ốm nghén là giữ cho lượng đường trong máu tương đối ổn định bằng cách ăn uống điều độ, tránh uống nước vào bữa ăn, vì điều này có thể làm tăng cơn buồn nôn. Nên ăn các loại thực phẩm thân thiện với dạ dày…
2. Mệt mỏi
Mệt mỏi là cách nhắc nhở các mẹ cần phải làm mọi thứ chậm lại một cách tự nhiên. Cơ thể luôn “bận rộn” cho sự phát triển của một em bé nên việc cơ thể luôn mệt mỏi là khó tránh. Cách tốt nhất để đối phó với những cơn mệt mỏi là ngủ đủ giấc và ăn uống đủ chất.
3. Cương tức ngực
Nếu đang mang thai lần đầu tiên, chắc chắn nhiều mẹ sẽ cảm thấy đau, sưng và cương tức ngực. Tuy nhiên, một điều may mắn là những cơn đau này có xu hướng giảm đi tương đối nhanh chóng.
4. Táo bón
Mức độ progesterone cao trong thai kì khiến các cơ của ruột gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn, làm cho việc tiêu hóa thức ăn chậm chạp hơn, dễ dẫn đến táo bón. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và tập thể dục thường xuyên.
5. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra khi áp lực từ đầu của em bé gây ra với các tĩnh mạch xung quanh hậu môn làm cho hậu môn bị sưng lên. Các mẹ có thể giảm thiểu sự khó chịu bằng cách lấy một túi nước đá hoặc thuốc mỡ theo toa để xoa lên khu vực bị ảnh hưởng, khu vực xung quanh hậu môn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Tốt nhất nên tránh những căng thẳng, không ngồi trên các bề mặt cứng hoặc đứng trong thời gian dài. Tuy nhiên, rất có thể bệnh trĩ sẽ không biến mất hoàn toàn sau khi sinh con.
6. Đau lưng
Có khi nào các mẹ tự hỏi, tại sao mang bầu lại đau lưng? Đó là bởi khi các cơ bụng kéo căng ra thì tư thế và độ cong của cột sống thay đổi, kết hợp với những thay đổi trong hormone sẽ làm cho các dây chẳng ở lưng phải co giãn phù hợp để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Để giảm thiểu những khó chịu ở lưng này, các mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ. Tuy nhiên, cần thận trọng khi tập thể dục, mỗi khi thay đổi tư thế, nâng nhấc vật nặng và tránh ngồi hoặc đứng ở một vị trí trong thời gian dài… để giúp giảm áp lực lên lưng.
7. Ợ nóng
Những thay đổi hormone trong thai kỳ có thể là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Để giảm những triệu chứng này, các mẹ nên ăn thành những bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn, tránh các thức ăn cay hoặc chiên, uống một ly sữa trước khi ăn, và bỏ qua bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Nếu sau từng đó “bí quyết” mà vẫn không thành công, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia về sức khỏe sinh sản.
8. Khó thở
Khó thở là điều không có gì là ngạc nhiên mỗi khi leo lên xuống cầu thang. Đó là do phổi đẩy áp lực vào tử cung. Đây là lý do tại sao cảm giác khó thở có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Có điều là các mẹ không thể làm gì để cản trở việc này ngoài cách ngồi đếm ngược cho đến ngày sinh nở sẽ dễ thở hơn. Vì vậy, tốt nhất nên vận động một cách nhẹ nhàng.
9. Mất ngủ
Trong thời kì mang thai, mất ngủ rất dễ xảy ra, có thể do sự lo lắng hoặc do những khó chịu về thể chất trong thai kì. Hãy tập thể dục thường xuyên, uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ, bỏ qua bữa ăn nhẹ vào cuối mỗi buổi tối và khi ngủ thì hãy kê nhiều gối để làm sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất.
10. Các cơn co
Các cơn co thắt là các cơn co rút bất thường xảy ra trong nửa cuối của thai kỳ khi cơ thể bắt đầu tập để làm quen với việc quan trọng nhất là sinh nở. Những cơn co thắt có thể rất khó chịu và đôi khi còn gây ra đau đớn. Không có cách nào hạn chế những cơn co thắt ngoại trừ việc tập thở cho đúng cách.