Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cắt amidan cho trẻ, mẹ cần chăm sóc như thế nào?

Trẻ em là đối tượng rất hay gặp những vấn đề về tai – mũi – họng, trong đó có viêm amidan. Một số trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật cắt amidan để đối phó với tình trạng này.

Viêm Amidan là một bệnh thường gặp ở trẻ em chủ yếu từ trẻ 3 – 4 tuổi trở lên. Nếu viêm Amidan không được điều trị đúng bệnh sẽ bị tái phát, khi đó, nếu ở thể quá phát hoặc áp xe thì bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật.

Sau khi cắt amidan bệnh nhân sẽ không được về ngay mà phải nằm lại theo dõi khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, những người ở xa thường được giữ lại theo dõi đến ngày hôm sau (sau 24 giờ).

Sau khi về nhà bệnh nhân cần được chăm sóc và theo dõi đúng cách để tránh những tai biến có thể xảy ra.

Sau khi được cắt amidan, bệnh nhân cần được chăm sóc và theo dõi đúng cách để tránh những tai biến có thể xảy ra.

Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ

Thông thường sau khi cắt amidan khoảng 4-6 tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ được về nhà, nếu những người ở xa thường được giữ lại theo dõi đến ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng chảy máu nhiều hoặc có biểu hiện bất thường như, đại tiện phân đen, tiểu ít… cần quay lại cơ sở y tế để được khám và theo dõi.

Sau mổ 24 giờ bé có thể nói chuyện nhưng tránh gào thét hay khóc, vận động quá sức gây chảy máu.

Khoảng một tuần sau cắt amidan, lúc này các giả mạc ở hố mổ bắt đầu bung ra. Cũng giống như vết thương ngoài da, nếu màng da liền cũ của vết thương bung ra sớm khi da non ở dưới chưa tái tạo sẽ bị rớm máu. Tại hố cắt amidan cũng vậy khi giả mạc rụng mà lớp niêm mạc bên dưới chưa tái tạo hoàn chỉnh sẽ dễ chảy máu. Nếu bị chảy máu do bong mài vết mổ (máu ít lẫn nước bọt sẽ tự cầm). Nhưng nếu chảy nhiều máu tươi phải đến ngay bênh viện. Ngoài ra, những ngày đầu sau mổ bé thường đau họng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và nói chuyện.

Về dinh dưỡng:

Thông thường nếu không có vấn đề thì sau 2 ngày đầu cho trẻ ăn lỏng như: súp loãng nguội, sữa mát. Đến ngày 3-4 cho trẻ ăn cháo lỏng. Từ ngày thứ 5 cho trẻ ăn cháo đặc. Ngày thứ 15 sau mổ ăn cơm nát, sau đó ăn cơm bình thường

Trong 10 ngày đầu sau khi phuẫu thuật, không cho trẻ ăn những thức ăn chua, cay, cứng, nóng. Sau khi ăn cần súc miệng nhẹ nhàng (tránh súc họng mạnh gây chảy máu).

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị ốm
  • 6 loại lá trị ho nhanh cho mẹ và bé
  • Những triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ em
  • Bài học xương máu cho các mẹ đối phó với bệnh sởi
  • Đã có thuốc tẩy giun kim cho trẻ từ 1 tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn