Hường kể, ngay từ khi bé nhà mình biết nói, cô đã phải rất cẩn thận khi hỏi – đáp với con, bởi bé sẽ sao chép nguyên những gì mẹ nói. Do đó, nói năng lịch sự với con không chỉ là cách để làm gương cho con mà còn giúp bé “hấp thu” ngôn ngữ đẹp từ mẹ nhanh nhất.
- Thấy con trai đòi ăn sữa chua, Hường ‘lễ phép’ đáp: ‘Vâng ạ nhưng con chỉ được ăn một nửa hộp thôi, kẻo ốm mất ạ’. Cu con cũng ngoan ngoãn bắt chước mẹ trả lời: ‘Vâng ạ. Nửa hộp thôi ạ’.
Hường kể, ngay từ khi bé nhà mình biết nói, cô đã phải rất cẩn thận khi hỏi – đáp với con, bởi bé sẽ sao chép nguyên những gì mẹ nói. Do đó, nói năng lịch sự với con không chỉ là cách để làm gương cho con mà còn giúp bé “hấp thu” ngôn ngữ đẹp từ mẹ nhanh nhất.
- “Mình học được cách này từ một người bạn. Ban đầu, khi thấy con gái của cô bạn mình gọi ‘Mẹ ơi’ thì cô ấy ‘Dạ’ mình thấy buồn cười và… ngại vì chưa có con nhỏ mà. Nhưng sau thấy con gái của cô ấy rất lễ phép, nói chuyện với ai cũng ‘vâng ạ, dạ’ rồi thưa gửi rất ngoan nên mình cũng học lỏm. Sau này có con, thế là áp dụng luôn” – Hường chia sẻ.
Theo Hường, nếu cứ duy trì cách nói năng lịch thiệp với con mỗi ngày thì chẳng cần phải dạy dỗ nhiều, bé cũng sẽ tự khắc nghe theo. Bản thân người làm mẹ như Hường cũng có cơ hội để tự hoàn thiện mình, không dám ăn nói cộc lốc trước mặt con, nói gì với con là luôn chú ý câu có đủ chủ ngữ – vị ngữ… để con quen và học cách nói của mẹ.
Có con đang tuổi học nói như Hường, Ngọc (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng rất “lễ phép” khi giao tiếp với con. Mỗi khi nhờ con lấy cho mẹ hộp tăm thì Ngọc sẽ nhẹ nhàng: “Bon lấy giúp mẹ hộp tăm nhé”. Khi con đưa hộp tăm cho mẹ thì Ngọc nhắc con đưa bằng hai tay. Sau đó, Ngọc giơ hai tay nhận và nói: “Mẹ cảm ơn Bon nhé”. Nhờ thế mà dần dần, cu Bon nhà Ngọc cũng biết phép lịch sự y như mẹ. Cu cậu muốn mẹ đi hộ giày thì sẽ nói: “Mẹ giúp Bon đi giày nhé” hoặc có cái kẹo, cái bánh muốn nhờ người lớn bóc cho, Bon cũng rất lễ phép: “Bà bóc bánh cho Bon ăn nhé”… nên Bon hay được khen ngoan.
- Tuy nhiên, quá trình dạy con của Ngọc cũng có nhiều trúc trắc. Nguyên do là vì Ngọc đã nhắc chồng hễ con gọi thì phải “dạ”, con bảo gì thì phải “vâng” nhưng chồng Ngọc lắc đầu: “Thôi, ai người ta nghe thấy thì ngượng chết”. Vì thế khi cu Bon gọi “Bố ơi”, chồng Ngọc hay đáp là “Gì?”; sau đó, trả lời con là “ừ ừ, ờ ờ” nên cu con thỉnh thoảng học theo bố, mẹ gọi là trả lời: “Gì?” khiến mẹ… hẫng.
Bắt chước là cách bé học hỏi
Các bé ở giai đoạn còn nhỏ thường học hỏi bằng cách sao chép và bắt chước những người gần gũi với bé như ông bà, bố mẹ, người trong gia đình hay người chăm sóc bé. Từ ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ tới các thói quen như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi… cha mẹ có thể thấy bé bắt chước rất nhanh.
Do đó, để dạy con, chẳng có phương pháp tự nhiên nào hiệu quả bằng việc phụ huynh nên là tấm gương cho con, nhất là trong lời ăn tiếng nói, bởi các bé đang tuổi học nói thường thích bắt chước chứ có khi chưa thể hiểu hết nghĩa của ngôn từ bé vừa nói ra. Đó là lý do vì sao, bé có thể nói năng cục cằn, cộc lốc hoặc nói bậy là do bắt chước những gì bé nghe được (người lớn nói với bé, người lớn nói chuyện với nhau hoặc nghe trên tivi) chứ chưa hẳn là vì bé hỗn láo, ngang ngược… như cha mẹ nghĩ.