Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài, phân lỏng liên tục và kéo dài.
Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn E.Coli được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn, nước uống.
Phòng tránh tiêu chảy ở bà bầu
- Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
- Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.
- Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.
- Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…
- Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…
- Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.
Lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy
- Nên uống nhiều nước: Tiêu chảy nhẹ sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
- Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc
Cẩn thận với một số loại thức ăn chứa nhiều độc tố tự nhiên. Nếu bà bầu ăn phải sẽ có cảm giác nôn nao, đau bụng và cũng dẫn tới các triệu chứng khác như tiêu chảy, nôn, hôn mê, ngộ độc…
Sắn
Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, axit cyanydric sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn.
Phòng ngừa: Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước một thời gian, luộc thật chín và ăn ngay sau đó.
Nấm
Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong.
Phòng ngừa: Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.
Thịt cóc
Nếu biết cách chế biến và đun nấu thì thịt cóc là một món ăn hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, những vụ đau bụng, ngộ độc do ăn phải thịt cóc vẫn có khả năng xảy ra. Một loại chất độc có tên là Bufotoxin chứa nhiều trong da, gan, mật, trứng cóc và gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cho người nếu ăn phải nó.
Phòng tránh: Nếu bạn không có kinh nghiệm trong chế biến thịt cóc, tốt nhất bạn không nên tự mình làm. Nên nhờ những người thành thạo trong chế biến thịt cóc sơ chế giúp. Cóc khi chế biến thành món ăn cần được loại bỏ đầu, chân, nội tạng, lột bỏ da và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy. Không nên để chất nhầy từ thịt cóc dính vào chân, tay, dao, thớt… Bạn có thể bị ngộ độc nếu chất nhầy này lây lan sang các loại thức ăn khác.
Cá nóc
Cá nóc cũng an toàn với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Tuy nhiên, độc tố ở cá nóc rất nguy hiểm vì chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao và gây đau bụng, ngộ độc cho con người rất nhanh.
Tốt nhất, bạn nên tránh cá nóc khi mang thai.
Củ dền
Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.
Phòng tránh: Nước củ dền khi pha chung với sữa có thể dẫn tới đau bụng, ngộ độc natri cho cơ thể.
trần thị trà đã bình luận
em có thai được 14 tuần rồi nhưng mấy ngày nay em bị đau bụng đi ngoài nhung di khám bác sy nói không ảnh hưởng gì cần chuyền để bù nước va em đã làm vậy nhưng mấy hôm nay em lại bị tụt áp huyết va đau đầu và nôn,vây bây giơ em phải làm gì đây hả bac sỹ.