Bệnh viêm thanh quản là một tên gọi chung cho tất cả những bệnh viêm nhiễm sảy ra ở thanh quản, khí quản, phế quản. Đây là một căn bệnh khá phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ (chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi), may mắn là ít khi để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy vậy chứng bệnh này cũng gây nhiều khó chịu cho trẻ và có thể gây ra các biến chứng.
Tổng quan về bệnh viêm thanh quản
Khi bị nhiễm trùng thanh quản, trẻ thường ho sặc sụa. Nó làm cho đường hô hấp bị viêm và sưng lên, gây ra đờm ở họng và mũi, làm cho việc hít và thở bị khó khăn.
Khoảng 3% trẻ em bị mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Điều này là bởi vì ở tuổi này, khí quản và đường hô hấp của trẻ thường nhỏ hơn và do đó chúng có nhiều khả năng nhiễm bệnh hơn. Trẻ có nhiều khả năng bị mắc bệnh này nhiều lần. Bệnh thường xảy ra trong mùa thu và mùa xuân.
Các triệu chứng của viêm thanh quản
Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm thanh quản là ho sặc sụa, có thể trẻ bị ho từ đêm. Trẻ có thể bị chảy nước mũi, đau họng và sốt nhẹ (38-39°C) trong một vài ngày trước khi bắt đầu ho.
Các triệu chứng khác của viêm thanh quản, bao gồm:
- Phát ra âm thanh cọt kẹt khi hít vào hoặc thở khò khè khi thở ra.
- Khàn cổ họng.
- Có vấn đề về hô hấp.
- Ngực phập phồng trong quá trình hô hấp.
- Sốt cao ( có thể 40°C hoặc cao hơn).
Các triệu chứng này có thể nặng hơn vào ban đêm. Các triệu chứng thường kéo dài từ ba đến bảy ngày, thậm chí có thể đến hai tuần.
Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề khác liên quan đến thanh quản. Vì vậy bạn cần đưa trẻ đển khám để xác định chính xác tình trạng bệnh của trẻ.
Các biến chứng của viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường kéo dài không quá 3 ngày. Tuy nhiên, ở một số trẻ bị viêm thanh quản nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi.
Nếu nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến hẹp đường hô hấp làm cho trẻ không thể thở được. Nếu thấy trẻ khó thở cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng của trẻ bị nặng hơn. Bạn nên gọi xe cấp cứu khẩn cấp nếu trẻ có hiện tượng ngất xỉu, không thể thở được, da ở xung quanh miệng có màu xanh hoặc da xung quanh cổ hoặc lồng ngực của trẻ co rút lại.
Nguyên nhân của viêm thanh quản
Nguyên nhân chủ yếu của viêm thanh quản ở trẻ là do virut thâm nhập vào thanh quản của trẻ gây ra. Có rất nhiều virut khác nhau, kể cả các virut ở đường hô hấp, virut gây bệnh sởi… có thể gây viêm thanh quản. Đôi khi bệnh có thể được gây ra bởi vi khuẩn.
Chẩn đoán viêm thanh quản
Các bác sỹ sẽ dựa trên các triệu chứng của trẻ và lịch sử bệnh của trẻ để chẩn đoán viêm thanh quản ở trẻ.
Việc trẻ bị thở khò khè và mắc các vấn đề hô hấp khác cũng có thể được gây ra bởi trẻ bị hóc vật gì đó trong họng hoặc mắc các vấn đề về hô hấp khác. Nếu các bác sỹ khám cho trẻ không chắc chắn những gì đang gây ra các triệu chứng đó thì họ có thể chuyển trẻ sang khám ở các bác sĩ phẫu thuật tai, mũi, họng.
Phòng chống viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ có thể lây lan qua đường hô hấp. Đồng thời bệnh cũng có thể lây lan qua việc chạm tay hoặc mũi vào một bề mặt đã bị ô nhiễm. Vì vậy bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh.
Điều trị viêm thanh quản
Hầu hết những trẻ có chuyển biến tốt dần lên trong khoảng 1 vài ngày thì không cần phải điều trị. Nếu bệnh kéo dài hơn hoặc tình trạng bệnh nặng thì cần điều trị kịp thời.
Cha mẹ làm gì để giúp trẻ?
Bạn cần cho trẻ uống nước thường xuyên để đảm bảo trẻ không bị mất nước hoặc thiếu nước. Việc cho trẻ đứng hoặc ngồi thẳng đầu nhiều hơn sẽ tốt hơn là để trẻ nằm vì trẻ sẽ thở tốt hơn.
Việc xông hơi nước vào mũi đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị viêm thanh quản, nhưng chưa có bằng chứng khoa học để chứng minh rằng nó thực sự tốt.Tuy nhiên nếu trẻ bị viêm nhẹ thì nó sẽ hữu ích trong việc làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Bạn có thể mở vòi nước nóng trong phòng tắm để nước chảy và đóng cửa phòng tắm lại để giữ lấy hơi nước sau đó cho trẻ đứng trong đó hít thở hơi nước đó nó sẽ làm trẻ dễ chịu hơn nhưng bạn cần ở bên cạnh trẻ, đề phòng trẻ nghịch nước hoặc bị bỏng vì nước quá nóng.
Thuốc
Việc sử dụng thuốc cho trẻ trong trường hợp này cần tuyệt đối tuân theo ý kiến bác sỹ. Bạn nên đưa trẻ đi khám và mua thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý mua thuốc về để điều trị từng triệu chứng của trẻ như ho, nghẹt mũi….
Việc đến bệnh viện để điều trị
Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng của trẻ bị nặng hơn. Bạn nên gọi xe cứu thương khẩn cấp nếu trẻ có hiện tượng ngất xỉu, không thể thở được, da ở xung quanh miệng có màu xanh hoặc da xung quanh cổ hoặc lồng ngực của trẻ co rút lại. Các bác sĩ có thể giúp trẻ có thêm nhiều oxy bằng cách sử dụng ống dẫn oxy cho trẻ thở. Sau đó các bác sỹ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách tiêm hoặc cho trẻ uống thuốc. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì các bác sỹ có thể sẽ dùng đến ống để dẫn khí vào khí quản để giúp trẻ thở.