Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hai yếu tố quan trọng với sức khỏe bạn gái tuổi teen

Với mỗi con người, dinh dưỡng và tập luyện là hai yếu tố cơ bản làm nên nền tảng sức khỏe sức khỏe tốt và chúng càng đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi dậy thì. Để trở thành một thiếu nữ khỏe, đẹp, bạn gái nên lưu ý đến 2 yếu tố dinh dưỡng và rèn luyện trong thời kỳ dậy thì của mình.

Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe đẹp hơn

Ăn uống đúng cách

Để có một cơ thể khỏe đẹp thì các bạn gái tuổi này cần rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng hầu hết các em thường không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết, thiếu canxi và uống không đủ lượng sữa cần thiết. Theo một nghiên cứu xã hội thì chỉ khoảng 20% các em gái tuổi teen ăn đủ lượng thực phẩm, rau quả mỗi ngày và hầu hết trẻ vị thành niên Việt Nam không uống đủ lượng sữa mỗi ngày.

Có một sự thực mà tất cả mọi người cần hiểu là nếu không được cung cấp đủ canxi ngay từ lứa tuổi này thì có thể dẫn đến chứng loãng xương và nhiều chứng bệnh khác ở tuổi trung niên sau này.

Các bạn gái tuổi dậy thì cũng thường bị thiếu hụt chất sắt. Chất sắt không chỉ bị mất dần khi đến tuổi có kinh nguyệt mà còn do chế độ ăn chưa thích hợp hoặc không đa dạng, không ăn đủ các thức ăn giàu chất sắt như thịt đỏ, do đó nguy cơ mắc bệnh thiếu máu là rất rõ ràng. Một chế độ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe phải đủ protein và gồm ít nhất 5 phần trái cây và rau xanh, uống hơn 200ml sữa một ngày.

Cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nên từ bỏ các món ăn vặt khoái khẩu như khoai tây chiên, kem…vì chúng chứa rất nhiều muối, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe và cũng rất ít chất xơ. Không uống soda, các loại nước quả đóng hộp vì chúng chứa nhiều calo, đường không có lợi cho sức khỏe và ít chất dinh dưỡng. Thay vào đó, hãy uống các loại sữa ít béo, nước lọc, trà không đường và cố gắng thực hiện được 3 “quy tắc” ăn uống sau:

“Quy tắc” thứ nhất:

Bữa trưa là bữa cần phải nạp nhiều calo nhất trong ngày (từ 400 – 600 calo) vì từ bữa chính buổi trưa đến bữa chính buổi tối thường cách nhau 6-7 giờ, nếu bạn đói thì sẽ không còn sức để học tập hay làm bất cứ việc gì khác. Trong trường hợp bạn không muốn lên cân nhiều thì chú ý bữa trưa nên ăn thêm nhiều chất xơ để no lâu và khoảng cách từ bữa sáng tới bữa trưa không nên quá 4 giờ, vì nếu ăn trưa càng muộn thì càng có xu hướng ăn nhiều hơn.

Quy tắc thứ hai:

Ít nhất 30% lượng đồ ăn trong các bữa ăn của bạn phải có chứa protein. Thịt, cá, trứng, sữa… là những thực phẩm có lợi. Đừng kiêng hoàn toàn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) vì ăn thịt đỏ ít mỡ sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Quy tắc thứ ba:

Không ăn vội, cần ăn chậm, nhai kỹ để không hại dạ dày và luôn dễ dàng kiểm soát được lượng đồ ăn đưa vào cơ thể.

Thể thao đúng cách

Việc tập thể dục giúp phát triển cơ thể toàn diện và duy trì hệ xương chắc khỏe nhưng theo khảo sát của các nhà khoa học về việc luyện tập thể dục thể thao của các em gái từ 12 – 18 tuổi thì tiếc rằng chỉ khoảng một nửa trong số này có tham gia hoạt động thể dục thể thao vài giờ một ngày. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên các em nên vận động nhiều hơn, tham gia vào các hoạt động thể thao nhiều hơn nữa, nên tham gia các hoạt động thể chất như làm vườn, chèo thuyền, chơi tennis, chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

Đó là cơ hội để bạn gặp gỡ những người bạn mới, trở nên năng động, khỏe mạnh hơn và đặc biệt có thể giảm stress đáng kể. Song nếu các bạn bận học tập đến nỗi không thể luyện tập thì ít nhất bạn cũng hãy cố gắng đi bộ bất cứ khi nào có thể, nếu bạn ở tầng 6 trở xuống, hãy đi bộ thay vì dùng thang máy.

Gửi xe ở cuối bãi đỗ xe và đi bộ vào lớp học, giờ chơi nên đi bộ dọc hành lang hoặc trong sân trường thay vì ngồi một chỗ “buôn” chuyện. Cố gắng đặt mục tiêu 10.000 – 12.000 bước/ngày (đây là mức lý tưởng cho trẻ vị thành niên), nếu bạn thực hiện được điều này thì có thể cải thiện được vóc dáng, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp và duy trì cân nặng ở mức hợp lý tương đương với việc tập aerobic vài giờ tại phòng tập.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Dinh dưỡng & Sức khỏe , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Bồi dưỡng cho chị em những ngày đèn đỏ bằng món canh trứng lá ngải
  • 11 thực phẩm nên dùng để đối phó với bệnh thường gặp ở nữ giới
  • BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH
  • Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân bằng Lá lốt
  • Xua tan nỗi lo về loãng xương và ung thư nhờ ăn thực phẩm giàu canxi mỗi ngày

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn