Một thai phụ băn khoăn: ‘Tôi bị tiêu chảy vào cuối thai kỳ. Tôi phải làm sao bây giờ?’ Một số thai phụ xuất hiện dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ trước khi chuyển dạ – điều này đôi khi là bình thường.
Tuy nhiên, cũng cần đề phòng trường hợp:
- Mắc tiêu chảy do virus đường ruột hoặc bạn bị ngộ độc thức ăn.
- Thuốc kháng sinh và thuốc giảm axit trong dạ dày cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng tiêu chảy.
- Một số loại kẹo hoặc sữa (và các sản phẩm từ sữa) có thể khiến nhóm thai phụ bị dị ứng với lactose (chất có trong sữa) mắc chứng tiêu chảy. Một số thai phụ uống nhiều sữa, sữa chua hoặc nước hoa quả hơn ngày thường cũng xuất hiện dấu hiệu của tiêu chảy. Do đó, thai phụ nên cẩn thận khi muốn tăng cường sữa với mục đích tẩm bổ. Khi hệ tiêu hóa không thể dung nạp được quá nhiều sữa, nó sẽ phản ứng bằng dấu hiệu tiêu chảy.
- Việc đổi nhãn sữa cũng có thể là yếu tố gây đau bụng, tiêu chảy ở thai phụ.
- Ăn nhiều bất kỳ loại thức ăn nào khác cũng có thể khiến thai phụ mắc chứng tiêu chảy.
- Nhóm thai phụ có cơ địa mẫn cảm sẽ bị tiêu chảy khi dùng viên sắt, canxi hoặc những loại vitamin dành cho bà bầu.
- Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về ruột như viêm ruột, hội chứng kích thích đường ruột… thỉnh thoảng hoặc thường xuyên mắc phải chứng tiêu chảy.
Dấu hiệu nên đi khám
- Nếu bạn mắc tiêu chảy kèm theo dấu hiệu bị nôn, đau bụng, cảm giác sưng phồng ở bụng… thì có thể là do bạn bị tắc ruột.
- Nếu bạn bị nhiễm virus đường ruột hoặc có dấu hiệu ngộ độc thức ăn.
- Nếu bạn bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, ra máu…
Lưu ý: Để tránh mất nước, bạn nên uống đủ nước lọc, ăn thêm những loại thực phẩm dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh. Bạn chỉ nên uống thuốc khi có đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện trong việc dùng thuốc chống tiêu chảy.