Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Làm việc quá sức và những hậu quả “quá sức tưởng tượng”

Để tăng thu nhập trước mắt, nhiều người đang phải làm việc quá sức chịu đựng của cơ thể. Về lâu dài, điều đó đôi khi phải trả giá bằng chính những vấn đề về sức khỏe của mình. Dưới đây là những rủi ro đó.

Căng thẳng và “cháy bóng”

Do kinh tế khó khăn, nhiều người trong chúng ta hiện phải gánh công việc của hơn một người làm. Không ít người có nhu cầu làm ngoài giờ hoặc làm nhiều việc khác nhau để trang trải các chi phí trong cuộc sống. Kết quả, bạn bị căng thẳng về thể xác, tinh thần và cảm xúc.

Căng thẳng là một phản ứng bình thường đối với bất kỳ đòi hỏi về thể chất hoặc tâm lý nào. Tuy nhiên, việc tiếp xúc liên tục và lâu dài với căng thẳng có thể gây ra một tình trạng được gọi nôm na là “cháy bóng”, khi cơ thể trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, hệ miễn dịch bị chèn ép, đau ngực, khiến giảm hứng thú trong công việc và cuộc sống. “Cháy bóng” có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm việc quá sức sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe

Gián đoạn các quá trình của cơ thể

Cơ thể chúng ta phải luôn luôn trong tình trạng cân đối để có thể hoạt động “xuôi chèo mát mái”. Trừ phi cơ thể có được sự ổn định nhất định, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh và bị suy nhược. Làm việc quá mức dẫn đến mệt mỏi, và mệt mỏi làm gián đoạn nhiều quá trình quan trọng của cơ thể. Kết quả, toàn bộ lối sống của bạn bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, việc thiếu ngủ do làm việc quá mức làm gián đoạn khả năng sản sinh insulin tự nhiên của cơ thể. Insulin là một hormone hỗ trợ việc chuyển hóa đường. Nếu mức insulin sụt giảm, cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dạng 2. Sự mệt mỏi cũng làm cạn kiệt nguồn cung cấp leptin của cơ thể.

Leptin là hormone báo hiệu cho não bộ ra lệnh ngừng ăn khi đã no. Vì thế, thiếu leptin đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh tim mạch khác. Bên cạnh đó, làm việc quá mức cũng kích hoạt một trạng thái cảnh giác cao liên tục trong cơ thể, vốn thúc đẩy việc sản xuất hormone stress, làm gia tăng huyết áp và đặt một người trong “tầm ngắm” bệnh tim.

Các vấn đề tâm thần và tuổi thọ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính 35% trường hợp stress liên quan đến công việc dẫn đến các vấn đề về tâm thần. Stress trong công việc có liên quan nhiều đến những cơn lo lắng hoặc hốt hoảng, căn cứ vào việc stress tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của một cá nhân. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những nhân viên làm việc quá mức có mức độ trầm cảm cao hơn những người không làm việc quá mức.

Dù chưa xác định rõ cơ chế chính xác, nhưng WHO cho rằng những người có xu hướng làm việc quá mức có tuổi thọ ngắn hơn so với những người có lối sống cân bằng. Đó có thể là vì stress làm gia tăng sự hao mòn trong cơ thể, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn. Hoặc có thể là do sự gián đoạn các quá trình quan trọng trong cơ thể như đã nói trên. Vì thế, để tránh nguy cơ mắc các vấn đề về tâm thần và tổn thọ, bạn cần quán xuyến công việc thật hợp lý và hiệu quả.

Meyeucon.org - 23/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

  • Công dụng của Bí đao trong việc làm đẹp
  • Những loại nước tuyệt đối không được uống vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Nên ăn gì để giảm bớt chứng đau bụng trong ngày “đèn đỏ”?
  • Cách điều trị nứt nẻ gót chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
  • Những thói quen có hại cho não cần tránh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn