Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều cần chú ý sau khi sinh mổ

Với sản phụ sinh mổ cần phải giữ gìn cẩn thận hơn những người đẻ thường. Yêu cầu đó được đặt ra không chỉ vì có vết thương khá lớn trên cơ thể, mà còn vì sinh mổ sẽ không có lợi cho việc bài tiết sản dịch và phục hồi tử cung sau sinh.

Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn, ngày một cao. Thông thường, sản phụ sẽ được cắt chỉ sau khoảng một tuần, rồi xuất viện. Nhưng chừng nào vết thương chưa lành hẳn, chừng đó bạn còn phải kiêng cữ một cách khoa học, vì những biến chứng xảy ra không chỉ khiến bạn đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang thời trứng nước của bạn.

Tư thế nằm

Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau.

Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau.

Sau khi sinh mổ, sản phụ cần được giữ gìn, chăm sóc cẩn thận hơn.

Sớm vận động nhẹ

Dĩ nhiên bạn cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, bạn nên tập cử động chân tay rồi nhúc nhắc ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.

Tuy nhiên, trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục. Bạn cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.

Chỉ ăn nhẹ

Bạn không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này, dưới tác động của các thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ rất nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu phục hồi.

Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể ăn những đồ mềm, lỏng. Canh củ cải được cho là món hợp lý để giúp giải phóng bớt khí trong đường ruột, tăng nhu động. Không nên dùng nhiều chất đường – bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Cũng không nên ăn cá vì nó không có lợi cho sự đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.

Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế bạn nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chúng. Đừng uống nước lạnh.

Chăm sóc vết mổ

Hãy “cư xử’ với vết thương đúng như những gì mà bác sĩ căn dặn bạn. Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Sản phụ cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.

Hãy nghĩ đến viêm nhiễm và gọi cho bác sĩ ngay nếu vết mổ đau nhiều ngay cả khi không cử động, nhìn có màu hồng, sưng lên. Nên đo thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt quá 38 độ C thì rất có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm (có thể vết mổ không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng trong tử cung lại “có chuyện” do sản dịch ứ trệ, tử cung kém co hồi), cần tư vấn bác sĩ.

Meyeucon.org - 23/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Dinh dưỡng và ăn uống sau khi sinh con , Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Ở cữ mùa đông xuân và 3 điều mẹ cần lưu ý
  • Cần kiêng gì nếu bạn sinh mổ?
  • Cách giảm tầng sinh môn bị rạch sau ca sinh
  • Đang ở cữ có nên tắm và tắm như thế nào?
  • Táo bón sau khi sinh con

Bình luận

  1. xuyen đã bình luận

    18/07/2012 at 9:41 sáng

    chao bs!
    thang 5 nam 2011 chau moi sinh em be dau long duoc 3,9 kg phai sinh mo den thang 5 nam nay chau lai co em be,chau rat lo lang khong biet co the sinh duoc khong.vay chau xin bac si tu van giup chau.chau xin cam on

    Trả lời
  2. nguyen thi bich dao đã bình luận

    25/06/2012 at 5:34 chiều

    ba ten : nguyen phuc nhat đong sinh năm 1971
    me ten : nguyen thi bich dao sinh năm 1974
    Du kien sinh be trai vao tháng 9/ 2012
    gia dinh dinh dat tên cho be là nguyen bá vương
    Xin mẹ yeu bé tu vân dum

    Trả lời
    • Nguyễn Linh đã bình luận

      13/03/2014 at 9:07 sáng

      – Tên phải có ý nghĩa, thể hiện ơớc mơ chính đáng của bố mẹ cho con cái.

      Tên Bá Vương – Nghe hơi hoành tráng.

      Trả lời
  3. đinh thị hải quỳnh đã bình luận

    22/06/2012 at 8:30 sáng

    tôi năm nay 31 tuổi chồng tôi 31 tuổi đã có con gái đầu lòng năm nay 3 tuổi. Nay tôi muốn sinh tiếp cháu nữa nhưng tôi đã thả 6 tháng rồi mà vẫn chưa có bầu tôi muốn hỏi chương trình liệu tôi có bị vô sinh thứ phát không, tôi đang rất lo và mong sinh thêm con nữa.

    Trả lời
  4. nguyễn thanh hải đã bình luận

    20/06/2012 at 10:13 sáng

    tên tôi là nguyễn thanh hải sinh ngày 1/2/1987 am lịch (tức ngày 28/2/1987). chồng là đỗ văn thắng sinh ngày 3/1/1986 âm lịch. tôi muốn nhờ chương trình đặt tên cho con gái sinh vào tháng 9 dương lịch năm 2012 này. rất mong chương trình giúp chọn cho toi có được những tên phù hopự.toi xin cảm ơn chương trình.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn