Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đừng để bé cảm thấy “bị ra rìa” khi có em

Trước khi có em bé, trẻ thường nhận được nhiều tình thương của ba mẹ, là trung tâm của cả gia đình và được cả gia đình thương yêu, chiều chuộng. Chính vì vậy, khi mất đi sự quan tâm đó của cha mẹ, trẻ thường rơi vào tâm trạng đau khổ, luôn so sánh, đôi khi cả thù ghét em bé mới sinh.

“Tội phạm” tuổi lên 3

Ở cùng khu tập thể với nhau nên khi biết tôi mang bầu đứa thứ hai, cách đây 5 năm, chị V.A (K4 Khu tập thể Bách Khoa, HN) đã kéo tôi vào nói chuyện để truyền đạt kinh nghiệm. Chị V.A có hai đứa con, ở thời điểm chị nói chuyện với tôi đứa lớn con gái 6 tuổi, đứa bé con trai 3 tuổi. Hai chị em con chị V.A rất thương nhau. Con chị luôn nhường nhịn em từng miếng bánh, bộ đồ chơi, suýt xoa bật khóc khi em ngã. Còn thằng em lúc nào cũng quấn quít với chị gái, ăn gì cũng nhớ phần chị. “Để có được hôm nay chị đã trải qua giai đoạn rất kinh khủng đấy em ạ” – thấy tôi say mê ngắm hai đứa trẻ chơi với nhau chị V.A nói.

Là một nhà giáo hiểu tâm lý trẻ nên khi bắt đầu mang thai đứa thứ hai, chị V.A đã chuẩn bị tâm lý dần cho đứa con gái lớn. Thế nhưng dường như “liều vắc xin ” sớm ấy vẫn chưa đủ dùng để điều trị những tình huống diễn ra khi em bé ra đời. Cuộc vượt cạn khó khăn khiến chị V.A vô cùng mệt mỏi, trong 3 tháng đầu sau sinh phần lớn thời gian chị chỉ dành chăm sóc em bé và nằm nghỉ. Mỗi khi đứa con gái đầu 3 tuổi xán đến dụi đầu vào ngực mẹ, chị chỉ hỏi han chiếu lệ rồi xua con đi chơi cho mẹ nghỉ. Đã thế, anh chồng chị cũng vụng về cư xử, vợ mệt công việc chăm sóc bà đẻ con thơ làm anh túi bụi, con bé lớn nhiều lúc bị bố mắng oan vì đã không giúp được bố lại hay làm rơi cái nọ đổ cái kia. Rồi họ hàng, bạn bè đến thăm em bé cứ vô tâm trêu con chị lớn là từ nay ra rìa nhé, nhường bố mẹ cho em nhé…

Để bé luôn thấy hạnh phúc khi có em

Sau đó không lâu, chị thấy trên người thằng cu em có rất nhiều nốt đỏ và thỉnh thoảng đang nằm chơi ngoan lại thấy khóc ré lên. Cứ ngỡ con bị côn trùng đốt chị chỉ chú tâm chuyện buông màn và xịt muỗi. Rồi có lần khi cu em được hơn 4 tháng, chạy từ dưới bếp lên, chị thấy con mặt mũi tím tái, hơi thở yếu ớt, cạnh đó lại cái gối. Cứ ngỡ con đang tập lẫy úp mặt vào gối khó thở, từ lần đó chị rất cẩn thận trong chuyện xếp cất gối chăn. Thế nhưng sự thật mà chị V.A vô tình chứng kiến đã khiến chị kinh hoảng cho tới bây giờ. Vừa xuống bếp 5 phút, thoáng nghe tiếng cu em kêu u ơ chị vào phòng thì thấy con chị đang úp cái gối lên mặt thằng em và lấy hai tay giữ chặt. Chị hốt hoảng gỡ tay con ra và hỏi: “Sao con lại làm thế, con có biết làm thế là giết chết em hay không?”, thì con bé khóc òa: “Nhưng con ghét em lắm, vì nó mà bố mẹ không yêu con nữa, con bị ra rìa. Con không muốn có em nữa”. Nghe những lời nức nở của con, chị V.A giật mình vì biết đây là lần thứ hai con gái chị úp gối lên mặt em, còn những nốt đỏ là do nó véo em cho bõ ghét. Chị V.A thấy tự giận cách hành xử vô tâm của mình bấy lâu. Tí nữa là gây ra chuyện lớn.

Bình tĩnh + yêu thương sẽ hóa giải vấn đề

Nhìn ở góc độ y học những hành vi của con gái lớn chị V.A có nguyên nhân là do sang chấn tâm lý hậu quả của chuyện có em. Thậm chí có nhiều đưa trẻ đã phải tới bệnh viện điều trị. Chuyên viên tâm lý Lê Minh Công (Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2, Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, ông đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy. Bé A.V, 10 tuổi được ba mẹ đưa đến trung tâm với các triệu chứng đau đầu, căng thẳng, cáu gắt, chán ăn. Chuyên gia tâm lý xác định các triệu chứng trên xuất hiện sau khi bé có em được 3 tháng. Do thường xuyên phải chăm sóc bé, mẹ A.V rơi vào trạng thái stress kéo dài và đôi lúc đánh mắng em bởi em vụng về không biết làm việc gì giúp mẹ, còn ba thì thường xuyên vắng nhà, không chia sẻ và dành nhiều thời gian cho bé như trước. A.V rất ghét em bé của mình và cho rằng vì em bé mà ba mẹ không yêu mình nữa.

Theo chuyên viên tâm lý Lê Minh Công: Trước khi có em bé, trẻ thường nhận được nhiều tình thương của ba mẹ, là trung tâm của cả gia đình và được cả gia đình thương yêu, chiều chuộng. Chính vì vậy, khi mất đi sự quan tâm đó của cha mẹ, trẻ thường rơi vào tâm trạng đau khổ, luôn so sánh, đôi khi cả thù ghét em bé mới sinh. Do đó, trước khi sinh em bé, cả gia đình cần phải chuẩn bị kỹ về vật chất và tinh thần. Điều này rất quan trọng, giúp gia đình ổn định về mọi mặt kể cả sau khi sinh em bé. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ, giúp trẻ có một tâm thế háo hức chờ đón em bé ra đời. Gieo vào lòng trẻ tình yêu thương và sự quan tâm đối với em bé. Nếu các bạn thấy việc làm đó rất khó khăn, hãy gặp một chuyên gia tư vấn tâm lý nhờ giúp đỡ. Sau khi sinh em bé, mặc dù rất bận bịu nhưng cả ba và mẹ hãy cố gắng dành thời gian cho trẻ. Lắng nghe và chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống.

Còn khi đối diện với tình huống bé la hét, nhéo má, cắn, giật tóc em nhỏ…,  bố mẹ nên kéo bé ra và giải thích, tránh la mắng hoặc đánh vì rất dễ làm tổn thương bé. Không nên để bé ở lại một mình cạnh bé sơ sinh vì đa phần khi chưa hiểu được thực chất vấn đề, các bé có thể làm phương hại đến em của mình, bởi chưa ý thức được nên bé hành vi của bé sẽ gây ra những hậu quả rất nặng nề.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh
  • Giúp con vững bước thành công

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn