Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thực hư về các biện pháp tăng khả năng thụ thai

Với những cặp vợ chồng đang muốn sinh con thì họ luôn đi tì một đáp án cho câu hỏi “Làm thế nào để nhanh đậu thai nhất?”. Có nhiều khía cạnh đã được đề cập: tư thế, sự cực khoái, “níu giữ” tinh trùng… Liệu những lời giải đó có thực sự hiệu quả hay không?

Có phải có một số tư thế “quan hệ” dễ thụ thai hơn không?

Không hề có bằng chứng nào cho thấy rằng tư thế “quan hệ” nhất định sẽ có nhiều khả năng dẫn đến thụ thai. Bạn có thể đã nghe nói rằng có một số  tư thế đưa tinh trùng tiếp cận gần cổ tử cung nhất, chẳng hạn như  tư thế truyền thống (người đàn ông ở trên), thường có nhiều khả năng thụ thai hơn. Nhưng chưa hề có một nghiên cứu nào chứng minh được điều này là đúng hay sai.

Mặt khác, việc lựa chọn đúng thời điểm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để tăng khả năng thụ thai của mình, bạn hãy căn đúng ngày rụng trứng, “quan hệ” trước đó 1 hoặc 2 ngày và sau đó, “quan hệ” tiếp theo vào đúng ngày rụng trứng.

Tư thế “quan hệ” giúp tăng cơ hội thụ thai?

Liệu việc đạt cực khoái có giúp tăng cơ hội thụ thai?

Một số người tin rằng một phụ nữ đạt cực khoái sau khi chồng xuất tinh là khả năng thụ thai sẽ cao, nhưng không có bằng chứng nào để ủng hộ cho luận điểm trên cả.

Việc người phụ nữ đạt cực khoái không phải là một yếu tố cần thiết cho việc thụ thai, nhưng có thể những cơn co thắt tử cung sẽ giúp tinh trùng di chuyển về phía ống dẫn trứng nhanh hơn. (Những cơn co thắt không hề gây đau đớn này xảy ra rất vô tình, ngay cả khi bạn không “quan hệ”, và hay xảy ra nhất vào thời kỳ rụng trứng.)

Sau khi “quan hệ”, tôi có nên nằm lâu 1 chút?

Chưa hề có bằng chứng nào cho thấy hành động này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc thụ thai, nhưng việc nằm nghỉ lâu một chút cũng chẳng thiệt hại gì nhiều. Nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút hoặc lâu hơn sau khi “quan hệ” sẽ giúp tinh trùng ở trong âm đạo nhiều hơn. Tất nhiên, mỗi lần xuất tinh có đến hàng triệu tinh trùng, nên ngay cả khi bạn đứng dậy sau khi “quan hệ”, vẫn còn một ít tinh trùng vẫn “bám trụ” lại trong âm đạo của bạn.

Chú ý: Nếu bạn đã cố gắng có thai trong suốt một năm, hoặc thậm chí hơn nữa mà không thu được thành công (hoặc từ 3 đến 6 tháng không thấy kết quả, khi bạn đã ngoài 35 tuổi), hoặc kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ, chuyên gia sinh sản để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Meyeucon.org - 23/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Quá trình thụ thai , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Thế nào là sinh sản hỗ trợ?
  • Cần bao lâu thì mới có thể thụ thai?
  • Muốn có con thì bạn cần biết 10 cơ hội tốt nhất để thụ thai (theo Đông Y)
  • Chuẩn bị mang thai: bố nên làm gì?
  • 3 yếu tố làm giảm khả năng thụ thai

Bình luận

  1. nguyễn tất ca đã bình luận

    14/02/2013 at 7:49 chiều

    Thưa bác sĩ! Em năm nay 29 tuổi, lần thai lưu thứ nhất cách đây 01 năm khi đó thai được 12 tuần. 06 tháng sau em có thai lại lần này khi thai được 06 tuần thì ngưng phát triển. Sau đó hai vợ chồng em đi khám tổng quát ở bệnh viện từ dũ kết quả em bị đột biến gen anpha, chồng em đột biến gen beta, bác sĩ tư vấn nói có thể em để có thai bình thường lại được nhưng em rất sợ không biết như vậy có ảnh hưởng gì đến em bé sau này không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em với, em cám ơn bác sĩ nhiều lắm ạ

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn