Do não chưa phát triển hoàn thiện nên não của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đa phần thời gian là ở trạng thái bị ức chế. Ngoài những lúc bé được mẹ cho “ăn” sữa ra thì hầu như lúc nào bé cũng ngủ “tít mít”. Với những bé có giấc ngủ thất thường thì mẹ phải thật linh hoạt trong việc cho bé “ăn” sữa.
Mỗi ngày trung bình bé ngủ khoảng 20 – 22 tiếng, trẻ lớn hơn một chút ngủ khoảng 15 – 16 tiếng. Và đây là hiện tượng rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Mà với những trẻ được các nhà tâm lý gọi là “thuộc dạng yên tĩnh” càng dễ ngủ, hơn nữa phản ứng kích thích đối với âm thanh bên ngoài ít, càng khó chủ động cho bú.
Với những bé kiểu này thường khiến người mẹ lo lắng muộn phiền, làm cho họ lúc nào cũng hoang mang, sợ bé có vấn đề gì về sức khoẻ. Chính sự hoang mang lo lắng của người mẹ ảnh hưởng đến việc tiết sữa, khiến lượng sữa giảm, bé sơ sinh sẽ không đủ nhu cầu dinh dưỡng, càng bất lợi cho sức khoẻ của bé.
Do vậy, khi bé ngủ, trước hết nên chú ý xem bé có biểu hiện gì khác thường không, như sắc mặt trắng bệch hay tái xám, tay chân có lạnh không hô hấp gấp hay lúc nhanh lúc chậm không theo quy luật, đều là biểu hiện của bệnh. Hơn nữa, nếu bệnh tương đối nặng nên kịp thời đi khám, không được chậm trễ. Nếu sắc mặt trẻ hồng hào, hô hấp ổn định, sau khi tỉnh ngủ, bú sữa rất mạnh thì chứng tỏ trẻ bình thường, người mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên, việc muốn đánh thức những đứa trẻ ngoan cũng không phải là chuyện dễ, điều này dễ gây lo lắng cho những ông bố bà mẹ. Các ông bố bà mẹ có thể tham khảo một cách làm đơn giản và tiến hành thử nghiệm với bé yêu của mình: Một tay bạn đỡ đầu và cổ của trẻ đang say giấc, tay kia đỡ eo và mông, bế bổng bé lên, đối diện với người mẹ. Sau đó nhẹ nhàng lắc lên nhấc xuống một cách nhẹ nhàng vài lần vào đầu và mình bé. Bé có thể tỉnh dậy, mở mắt, và lúc này bạn có thể cho bé bú được rồi đấy!