1. Nên nói chuyện với trẻ để lấy ý kiến xem phòng của chúng sẽ giống như thế nào. Đây là cách để trẻ thể hiện ý kiến riêng và rèn luyện sự tự lập trong suy nghĩ của mình.
2. Trẻ em sẽ dùng phòng của chúng cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó sẽ tốt hơn khi phòng được thiết kế đa chức năng với những khu vực chơi, không gian đọc, không gian giải trí… Nên kê giường sát tường và chừa khoảng trống lớn trong phòng cho trẻ vui chơi.
|
3. Đảm bảo an toàn là ưu tiên số một. Đồ nội thất trong phòng trẻ nên được bo tròn để ít gây sát thương cho trẻ. Nếu phòng trẻ em gần cầu thang, phải đảm bảo rằng cầu thang có tay vịn, hoặc phải làm cửa ngăn có bản lề. Không đặt vật dụng ở lối cửa ra vào phòng và có đèn ngủ trong phòng. Không dùng những đồ đạc cứng, sắc, dễ vỡ trong phòng. Không nên bố trí phòng trẻ em ở nơi có ban công. Nên có nút nhựa đóng các ổ điện.
4. Đảm bảo đủ kho chứa cho đồ chơi, quần áo và những thứ khác mà trẻ thích. Tuy rằng sự lộn xộn có thể là một ý kiến tốt nhất, nhưng hãy cố gắng dành ra một nơi cho tất cả mọi thứ.
5. Sàn nhà nên lát gỗ để vừa ấm, vừa dễ vệ sinh. Tường nhà nên chọn loại sơn dễ lau chùi hoặc ốp gỗ, ốp tấm nhựa. Có thể biến mỗi bức tường thành một bức tranh màu sắc cho trẻ ngắm nhìn và tha hồ tưởng tượng.
6. Phòng trẻ em nên ưu tiên màu sắc trẻ trung. Kết hợp màu sơn tường và đồ nội thất, hoặc sử dụng giấy dán tường có màu sắc sặc sỡ. Phòng con trai có thể chọn những màu mạnh mẽ như xanh, trắng, đỏ, vàng. Phòng con gái có thể chọn màu nữ tính như: hồng, tím…