Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những lợi ích phụ nữ có được khi mang thai

Thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ không chỉ đem đến nhiều giá trị tinh thần mà còn có hiệu quả tích cực đối với sức khỏe thể chất.

1. Giảm ung thư nội mạc tử cung

Trong thời gian mang thai, do việc duy trì môi trường sống của phôi thai cần thiết phải “ổn định”, nội mạc tử cung cũng bị đình chỉ chảy máu định kỳ. Các tế bào biểu mô nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt phải trải qua chu kỳ “chấn thương” – “sửa chữa” – “rồi lại chấn thương ” – quá trình” sửa chữa “sẽ tạm thời ngăn chặn cơ hội ung thư phát triển.

Theo nghiên cứu, ung thư nội mạc tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ có thu nhập cao mà không có khả năng sinh sản, và thường kèm theo một vài chứng bệnh khác như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay các bệnh chuyển hóa khác.

2. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: cơ thể phụ nữ mang thai sản xuất một kháng thể chống lại bệnh ung thư buồng trứng, nó có hiệu quả ngăn chặn sự xuất hiện của ung thư buồng trứng. Một số cuộc khảo sát cũng tìm thấy rằng nuôi con bằng sữa mẹ nhiều hơn ba tháng cũng sẽ làm giảm xác suất xuất hiện của một số loại ung thư.

3. Hạn chế các vấn đề về vú

Nhiều dữ liệu lâm sàng cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, nhưng điều đó không có nghĩa khả năng sinh sản là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh ung thư vú.

Cũng là tài liệu cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ mang thai và bệnh ung thư vú. Thực tế rằng buồng trứng phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ tự động ngăn chặn sự rụng trứng. Các chuyên gia suy ra: những người phụ nữ rụng trứng tương đối ít, khả năng ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng là tương đối nhỏ. Ngược lại, phụ nữ không bao giờ mang thai hoặc cho con bú dễ bị ung thư vú.

Được làm mẹ thật tuyệt vời

4. Nói lời tạm biệt với đau bụng kinh

Có một điểm kỳ diệu là một số phụ nữ thậm chí còn mất hẳn đau bụng kinh sau khi sinh nở. Đây là một hiện tượng không hiếm những không phải ai cũng hiểu lý do chính xác.

Một số giải thích cho rằng, trong thời kỳ mang thai, cơ thể loại bỏ sự sản sinh của chất prostaglandin trong bụng mẹ. Prostaglandin là một nội tiết tố với nhiều chức năng, trong đó có chức năng làm co bóp tử cung, một phần nguyên nhân gây ra đau bụng kinh. Kết quả, tất nhiên là giúp cơn đau bụng kinh tạm biến mất hoặc biến mất hoàn toàn.

5. Tăng khả năng miễn dịch

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trải qua một thai kỳ đầy đủ thì hệ miễn dịch của nữ giới có thể tăng lên đến 10 năm. Rất nhiều bệnh phụ khoa như ung thư vú, lạc nội mạc tử cung và bệnh lý sinh sản khác của phụ nữ có liên quan đến mức độ progesterone trong cơ thể. Đồng thời, các chuyên gia cũng tìm thấy rằng, khả năng sinh sản của phụ nữ phụ thuộc vào hormone, chẳng hạn như u xơ tử cung, viêm màng dạ con và các khối u buồng trứng lành tính và tỷ lệ ung thư buồng trứng ở phụ nữ không sinh nở cao hơn so với nhóm phụ nữ còn lại.

6. Bạn nhạy cảm hơn

Mang thai có thể vẻ như giúp cải thiện cảm giác mùi và thậm chí cả hương vị của bạn. Tất nhiên là một số phụ nữ trải qua thời kỳ thai nghén phải đối mặt với sự khó chịu về mùi vị, làm tăng cơn buồn nôn. Nhưng ở giai đoạn sau bạn sẽ có cảm nhận vị ngon nhiều hơn.

Một số chuyên gia còn phát hiện thấy sự nhạy cảm của khứu giác ở phụ nữ mang thai, điều đó có liên quan đến mức độ cao của estrogen trong giai đoạn này. Sự nhạy cảm này giúp cho phụ nữ có ý thức bảo vệ mình khỏi các chất độc hại, chẳng hạn như khói thuốc lá, thực phẩm hết hạn hay ô nhiễm… Từ đó cơ thể có một số biện pháp tự bảo vệ.

7. Mãn kinh muộn

Do vai trò của các hormon trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cơ thể bà mẹ đình chỉ sự rụng trứng của buồng trứng, ít nhất là sau sinh một vài tháng, có người thậm chí còn mất kinh cho đến khi cai sữa cho con. Nhờ việc giảm rụng trứng giúp cho thời kỳ mãn kinh của phụ nữ đến chậm hơn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Tâm trạng bà bầu có ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý của thai nhi sau này
  • Để quá trình thai nghén bớt gánh nặng hơn
  • Những điều mẹ bầu thường băn khoăn về sex
  • Khi bạn chuẩn bị làm bố
  • Sự tăng kích cỡ vòng 1 ở bà bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn