Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bạn đã làm từng làm bạn của con chưa?

Trẻ con đâu chỉ cần ăn để lớn, trẻ còn cần sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ và những người xung quanh nữa…

Cậu bé ngồi cúi mặt lầm lì, thỉnh thoảng liếc mắt lén nhìn mọi người xung quanh. Có lẽ cậu quá sợ hãi khi xung quanh cậu là những bộ mặt “hình sự”, khoác chiếc áo choàng trắng, ống nghe đeo trên cổ, tay cầm hồ sơ ghi ghi chép chép.

Cậu có thể bị “chích vào mông” khi tập hồ sơ kia khép lại. (Khiếp! Tôi còn sợ nữa là đứa bé lên 7 tuổi!). Chẳng lấy được thông tin gì từ cậu bé cả!

Mọi người bảo tôi có khiếu “dụ con nít”.

Tôi nói bâng quơ:

– Không biết trận bóng hôm qua đội nào thắng nhỉ!

Thoáng thấy cặp lông mày như hai con sâu róm động đậy, môi mấp máy của cậu bé, tôi cười thầm “tớ nắm được cái thóp của cậu rồi nhé!”. Tôi lại tiếp tục bâng quơ:

– Chắc chắn Sông Lam phải thua thôi.

Không nhịn được nữa, cậu bé lên tiếng:

– Sông Lam thắng 2 – 0 mà!

Tôi vờ ngạc nhiên:

– Thế à! Trận đấu hay không con? Có phải đá hiệp phụ không?

Cậu bé ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt tôi:

– Dạ không. Trận đấu rất hấp dẫn, có một cầu thủ bị phạt thẻ đỏ.

– Con là “fan” của Chesnia hả?

– Sao bác biết ?

Tôi chỉ vào chiếc áo cậu bé đang mặc và nói :

– Bác cũng rất thích Chesnia.

(Thật ra tôi chẳng biết đó là đội nào. Chẳng qua vì con trai tôi luôn thích mặc quần áo thể thao có in tên cầu thủ hoặc đội bóng yêu thích, nên tôi đoán thế thôi).

Cậu bé cười tươi, quên mất cả căn bệnh đã khiến cậu phải nằm bệnh viện.

– Con có thấy đau chỗ nào không?

– Con đau bụng.

Rồi cháu cầm tay tôi đặt vào chỗ đau. Kể từ đó cháu tỏ ra rất thân thiện. Chưa kịp hỏi cháu đã khai bệnh rồi. Ngày xuất viện, cháu gặp tôi cười bẽn lẽn:

– Con sẽ trở thành vua Pele.

– Bác nghĩ con sẽ trở thành hoàng đế Beckenbauer vì con không đen như vua Pele!

Cháu cười sung sướng và nắm chặt tay tôi.

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn của cháu, thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Cháu tin tưởng tôi vì tôi đã hiểu được điều mà cháu quan tâm.

Mẹ cô bé bảo rằng: “Cháu nó bị bệnh tự kỷ”. Cô bé 5 tuổi trông rất xinh, chỉ là cô không nhìn vào ai, không trả lời ai. Mà nói thật lòng, trông cách chăm sóc con của bà mẹ tôi cũng muốn “tự kỷ”!

Tôi nghĩ để hiểu được trẻ con quả thật là không dễ, nhưng cũng không quá khó!

Trong suốt 30 phút quan sát tôi chưa thấy bà nhìn con lần nào mặc dù cháu đang sốt. Mang con đi khám bệnh mà cứ mỗi 5 phút lại điện thoại tám chuyện với người này người khác, chuyện giá cả chứng khoán, nhà đất, cổ phiếu…

Thoáng thấy cô bé nhìn vào hồ cá, tôi đến cho ít thức ăn vào hồ cá, đứng đợi… Và như tôi dự đoán, cô bé đến, hơi rụt rè và giữ một khoảng cách. Tôi đưa hũ thức ăn cho cháu:

– Con giúp cô cho cá ăn nhé, con thấy đầu cá có to và đẹp không?

Cháu không trả lời nhưng cầm lấy hũ thức ăn, cho cá ăn và say sưa nhìn vào cái đầu to của con cá La Hán. Trước khi về, cháu nhìn tôi cười và trả hũ thức ăn bằng hai tay. Tôi cười xoa đầu và cảm ơn cháu.

Sao tôi có thể giao tiếp được với cháu ngay lần gặp đầu tiên, điều mà mẹ cháu không làm được trong suốt 5 năm cận kề chăm sóc? Bởi trẻ con đâu chỉ cần ăn để lớn!

Mọi người bảo tôi có khiếu “dụ con nít” (nếu thế thì tôi ước gì mình có khiếu dụ người lớn nhỉ! Hì hì…).

Thật ra thì từ khi có con tôi trở nên “hoàn hảo” hơn. Tôi luôn tìm hiểu những điều mà con tôi thích.

Con thích xem quần vợt, tôi tìm hiểu luật chơi và xem cùng con. Tôi biết thế nào là việt vị, là phạt đền… khi con thích xem bóng đá. Tôi sưu tầm đĩa của các ban nhạc “The Bond”, “Escala” khi con thích đánh đàn violon.

Ngay cả những món rất “khó ăn” như trò chơi điện tử, nhạc rock, tôi cũng thử chơi, thử nghe để hiểu tại sao mình không “nuốt” được nhưng lại hấp dẫn bọn trẻ đến thế… Vì vậy mà “tình bạn” của mẹ con tôi ngày càng khăng khít.

Tôi tích lũy được nhiều điều kể từ khi làm mẹ: kiến thức, và kỹ năng sống… Nhờ vậy, tôi “thu phục” trẻ con dễ dàng hơn vì tôi nắm bắt được đúng lúc những điều mà chúng cần.

Tôi nghĩ để hiểu được con trẻ quả thật là không dễ, nhưng cũng không quá khó! Chỉ cần chúng ta luôn rộng mở tấm lòng với một trái tim nhân ái.

Trẻ con luôn cần sự chăm sóc và quan tâm của người lớn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh
  • Giúp con vững bước thành công

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn