Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ôtô

“Trẻ em có thể chết bởi túi khí. Ghế sau là ghế an toàn nhất cho trẻ em” – đó là những cảnh báo mà chúng ta có thể nhìn thấy trong xe hơi nhưng khi cho trẻ đi trên ô tô, nhiều khi chỉ vì chiều theo sở thích của con mà nhiều cha mẹ sẵn sàng cho trẻ ngồi cạnh ghế lái hoặc đứng chơi khá tự do trong xe… Xin các bậc phụ huynh hãy lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ôtô.

Ghế sau là ghế an toàn nhất cho trẻ

– Quan tâm việc dạy trẻ thói quen lên xuống xe an toàn. Đặc biệt lưu ý không để trẻ nhỏ tự ý mở cửa xe, nhất là cửa xe bên trái khi xe đỗ lại bên lề đường; không xuống xe ở cửa xe bên trái, là phía có thể có các phương tiện giao thông khác từ phía sau chạy tới gây va quệt, tai nạn. Nếu vì lý do nào đó cần để trẻ mở cửa hoặc xuống xe ở phía trái thì phải quan sát kỹ phía sau xe.

– Khi vào xe, nhắc trẻ phải ngồi ngay ngắn, an toàn trong xe rồi mới đóng cửa xe, tránh vội vàng làm kẹt tay chân hoặc quần áo và các vật dụng khác khi dập mạnh cửa xe.

– Khi trẻ đã ngồi trong xe phải khóa chốt cửa an toàn, không táy máy kéo mở chốt, không tì người lên cửa, không mở cửa kính thò đâu, tay ra ngoài xe. Có rất nhiều mối nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong những tình huống như vậy.

– Vị trí an toàn nhất trong xe con là phía sau ghế lái, tốt nhất là ở giữa. Khi cho trẻ đi xe con nếu có điều kiện nên ưu tiên vị trí này cho trẻ, chỉ thật cần thiết mới cho trẻ ngồi phía trước cạnh ghế lái.

– Dạy trẻ có thói quen sử dụng dây an toàn nếu có điều kiện. Ở Việt Nam hiện nay, do tốc độ đi xe chậm nên mọi người chưa quan tâm đến việc thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ôtô. Việc thắt dây an toàn khi đi ôtô cũng là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ người đi xe vì vậy chúng ta cần tập cho trẻ thói quen thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô ngay từ khi còn nhỏ.

– Nếu phải để trẻ phải đi taxi một mình thì phải chọn những lái xe quen, hãng xe có uy tín, dặn dò cẩn thận cả trẻ và lái xe về nơi đến, thời gian đi lại và cách thức liên lạc khi cần thiết.

– Có nhiều loại ghế dành cho trẻ em với các độ tuổi khác nhau: Ghế ngồi quay ngược cho trẻ sơ sinh có chân hoặc không chân, ghế sử dụng 2 chiều, ngược và xuôi… Cho dù trang bị loại ghế nào, thì các ông bố bà mẹ cũng cần lưu ý 10 khuyến cáo của các tổ chức an toàn trên thế giới đối với ghế trẻ em như sau:

+ Tất cả trẻ em dưới 12 tuổi phải luôn luôn ngồi ghế sau. Điều này giúp giảm 36% tỷ lệ rủi ro gây ra cái chết của trẻ em.

+ Trẻ em bắt buộc phải có ghế riêng dành cho trẻ em, hoặc phải có người giữ chắc trong lòng cho đến khi trẻ có thể tự ngồi trong xe với dây an toàn được đeo. Hầu hết trẻ em khoảng 8 tuổi hoặc cao 1m2 là có thể ngồi vừa với dây an toàn đi theo ghế của xe.

+ Nghiêm cấm đặt loại ghế quay ngược mặt phía trước vào ghế trước với túi khí hoạt động.

+ Luôn sử dụng loại ghế quay ngược lại dành cho trẻ em khi trẻ nặng dưới 15kg.

+ Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của xe và loại ghế dành cho trẻ em trong đó sẽ có đầy đủ thông tin cho vị trí ngồi tốt nhất cho trẻ.

+ Luôn đảm bảo rằng ghế dành cho trẻ em bạn mua vừa với con bạn một cách thoải mái và vừa với ghế trên xe bạn có thể khoá dây bảo hiểm theo xe an toàn nhất.

+ Khi mua ghế dành cho trẻ em phải đảm bảo có chứng nhận an toàn đầy đủ và có chính sách trả lại hàng nếu như không vừa với con bạn.

+ Nếu như bạn được cho 1 chiếc ghế dành cho trẻ em, bạn phải đảm bảo được ghế đó không sử dụng quá 6 năm và biết rõ là không có tai nạn trước đây. Ghế phải còn tem ngày sản xuất, model, nhà sản xuất.

+ Kiểm tra an toàn xe và đeo dây bảo hiểm trong khi lái là cách đơn giản nhất để bảo vệ cho bạn và người khác.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ trẻ em , Cẩm nang chăm sóc trẻ

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân trẻ khóc đêm
  • Cảnh giác với những tai nạn của trẻ ở trong nhà
  • Núm vú giả và những vấn đề cần quan tâm
  • Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ (P2)
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn