Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Niềm vui cho các trẻ bị khuyết tật bộ phận sinh dục

Bác sĩ Dũng cũng cho biết, nếu cha mẹ phát hiện con bị dị tật bộ phận sinh dục thì cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Dựa trên các kết luận khoa học rõ ràng các em là nam hay nữ, thì các bác sĩ mới đưa ra cách xử lý. Mỗi ca phẫu thuật như vậy ở Việt Nam có giá khoảng 30 triệu đồng, trẻ em được bảo hiểm y tế chi trả. Sinh con thiếu bộ phận sinh dục hoặc trông không giống của nam (hoặc nữ), nhiều cha mẹ chấp nhận “trời sinh ra thế”. Tuy nhiên, nếu được can thiệp sớm, trẻ có thể được chỉnh sửa về đúng giới tính thật.

Cậu bé 5 năm “dính” với bô

Nhìn cậu bé S khôi ngô, nhanh nhẹn, ít ai biết đây chỉ là giờ phút vui vẻ rất hiếm hoi trong 5 năm qua của em và bố mẹ, kể từ khi em chào đời. Anh Nguyễn Văn Du (xã Q, huyện Yên Định, Thanh Hoá) – bố bé S. cho biết, bé sinh ra đã không có hậu môn và bộ phận sinh dục.

Anh chị đã đưa con đi phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) 2 lần, các bác sĩ đã tách lỗ tiểu và lỗ đại tiện ra làm hai. Tuy nhiên, do bé S. không kiểm soát được nên nước tiểu cứ chảy “vô tổ chức”, còn hậu môn thì được đưa lên bụng nên lúc nào em cũng phải đeo theo một cái bọc nặng mùi.

Sau phẫu thuật, toàn bộ ruột già của bé bị nhiễm trùng, hư hại hết, phải cắt bỏ. Bụng và mông bé thường bị hăm đỏ, lở loét, có khi chảy máu và rất đau đớn. Để tránh chất thải của con vương vãi, anh Du phải buộc bô dính chặt vào con, cả ngày bé cứ lê bô khắp nền nhà.

“Mỗi đêm, tôi thức 4-5 lần để thay bỉm, lau khô cho cháu thì cháu mới ngủ ngon được. Còn không, cháu bị đau đớn, ngứa rát, không thể ngủ” – anh Du nghẹn ngào nước mắt.

Bé S là 1 trong 26 trẻ em bị dị tật đường sinh dục, sẽ được bác sĩ Roberto Des Castro (Bệnh viện Bologna, Ý), bác sĩ người Mỹ gốc Việt Đinh Tuệ phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư phẫu thuật cuối tháng 6 tới.

Bác sĩ Lê Anh Dũng – Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, các bác sĩ sẽ cố gắng phẫu thuật để ổn định đường bài tiết cho bé S, sau đó, tiếp tục phẫu thuật đặt ống tiết niệu giả, phẫu thuật tạo hình dương vật.

“Chúng tôi sẽ lấy vạt da ở bụng để làm dương vật cho cháu. Dương vật “nhân tạo” này sẽ có mạch máu nuôi dưỡng nên sẽ lớn cùng với tuổi của cháu. Đây là kỹ thuật mới mà các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư đã học hỏi từ bác sĩ Roberto Des Castro. Thậm chí, tôi còn ngạc nhiên vì nhìn chúng rất thật” – bác sĩ Dũng cho biết.

Đối với các cháu bị mất dương vật toàn bộ, các bác sĩ còn “may” túi da và đặt 2 tinh hoàn nhân tạo bằng sillicon. Kỹ thuật mới của bác sĩ R.Castro không chỉ “làm đẹp” mà còn có khả năng giúp những trẻ em này có đời sống sinh lý bình thường khi trưởng thành.

Y học hiện tại sẽ chữa lành nỗi đau cho trẻ khuyết tật bộ phận sinh dục

Nhiều nỗi đau có thể tránh

Bác sĩ Lê Anh Dũng cho biết, Bệnh viện Nhi T.Ư đã khám và điều trị cho nhiều trường hợp trẻ bị thương tổn bộ phận sinh dục rất đáng thương. Các nạn nhân chủ yếu ở nông thôn, miền núi. Có người ông bế cho cháu trai 3 tuổi đi vệ sinh, chó đến ăn phân đã… đớp đứt dương vật.

Theo bác sĩ Lê Anh Dũng, các bác sĩ sản khi đỡ đẻ mà phát hiện những dị tật bất thường về bộ phận sinh dục của đứa bé, cần phải tư vấn cho gia đình đưa trẻ đi khám và điều trị.

Lại có trường hợp bố mẹ để con ngủ một mình, thú hoang mò vào cắn đứt dương vật. Có em bị bỏng điện cháy sém cả chỗ tiểu tiện. Có bé gái bị tai nạn giao thông, giập vỡ hết vùng xương chậu… Ngoài ra, còn nhiều em bé bị dị tật về bộ phận sinh dục mà cha mẹ không phát hiện.

Theo BS R.Castro, hiện nay một số nước vẫn chuyển đổi giới tính của những đứa trẻ không có bộ phận sinh dục hoặc “lập lờ” giới tính, theo “nguyện vọng của bố mẹ”. Điều này có thể làm tổn hại đến cả cuộc đời của các em.

Bác sĩ Dũng cũng cho biết, nếu cha mẹ phát hiện con bị dị tật bộ phận sinh dục thì cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Dựa trên các kết luận khoa học rõ ràng các em là nam hay nữ, thì các bác sĩ mới đưa ra cách xử lý. Mỗi ca phẫu thuật như vậy ở Việt Nam có giá khoảng 30 triệu đồng, trẻ em được bảo hiểm y tế chi trả.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Phòng ngừa chân vòng kiềng như thế nào cho trẻ?
  • Âm đạo bất thường ở bé gái
  • Hóa chất độc hại cần tránh trong khi chọn dầu tắm gội trẻ em
  • Lò vi sóng, dùng thế nào là tốt nhất?
  • Những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn