Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những việc cần làm để chuẩn bị cho con đón ngày tựu trường

Với đa số trẻ em, đặc biệt là trẻ lần đầu đi học, ngày tựu trường quả thực là một ngày rất “trọng đại”. Thậm chí, với những trẻ đã hoàn thành lớp 1 thì sau một khoảng thời gian nghỉ hè dài, trẻ có thể đã “quên” mất nề nếp của năm học và còn đang mải mê với những hoạt động vui chơi giải trí chỉ được “cho phép” trong hè. Vì vậy, để chuẩn bị thật tốt cho ngày “trọng đại” này, cha mẹ cũng cần chú ý tập cho trẻ một số thói quen trước ngày tựu trường một đến hai tuần.

Đặc biệt nhấn mạnh lợi ích của nhà trường và học tập

Cha mẹ quan tâm, trò chuyện với trẻ về nhà trường và về lợi ích của sự học hành. Tất nhiên, tùy theo lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ cần lựa chọn những nội dung phù hợp. Hãy cho trẻ biết một người được học hành đầy đủ sẽ có thể làm những gì và sẽ thật thiệt thòi nếu không được đến trường. Dần dần trẻ sẽ nhận ra rằng được đến trường vừa là nghĩa vụ vừa là niềm hạnh phúc của trẻ.

Cho trẻ bắt đầu chế độ làm việc và ngủ như lúc đi học

Sắp vào đầu năm học mới, cha mẹ nên cho trẻ tập làm quen với chế độ làm việc và ngủ như lúc đi học. Bởi lẽ, trong kỳ nghỉ hè trẻ có thói quen sử dụng thời gian một cách tự do: ngủ dậy muộn, tối thức khuya (xem tivi, giải trí…). Vì thế cần cho trẻ đi ngủ lúc 21 giờ. Trẻ có thể đọc sách nửa giờ trước khi tắt đèn để ngủ. Thói quen đọc sách trước khi ngủ là một thói quen bổ ích và lành mạnh, tuy nhiên không nên cho trẻ đọc sách khi đã nằm trên giường ngủ, vì điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Ngày tựu trường là một ngày rất "trọng đại" với trẻ

Động viên giúp trẻ an tâm

Khi bàn về ngày nhập trường, nếu trẻ lo lắng và đôi khi lại khóc… Hãy giải thích cho trẻ hiểu tại sao lại cần phải đến trường và bé sẽ được lợi gì khi đi học. Bạn phải là người xây dựng cho bé những viễn cảnh mà bé cảm thấy thích thú và hào hứng khi chuẩn bị nhập học. “Con không muốn đi học đâu!”.

Sự lo sợ này là bình thường đối với một số trẻ. Có thể nói với trẻ để trấn an trẻ: “Mẹ biết con lo sợ, con lo sợ gặp thầy cô mới mà con chưa quen… Con lo sợ vì lớp học sẽ khác hơn năm ngoái…Lúc mẹ còn nhỏ, mẹ cũng lo sợ như con lúc tựu trường. Nhưng dần dần, mẹ quen mẹ hết sợ. Và mỗi năm mẹ có được thêm nhiều bạn mới, nên mẹ rất thích… Dù sao, đứa trẻ nào cũng phải đi học, để biết thêm nhiều kiến thức, nhiều việc như người lớn. Con phải đi học, con phải cố gắng. Ba mẹ, luôn luôn ở bên con, để giúp đỡ con. Con tự tin lên nhé…”

Kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước năm học mới

Kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước năm học mới là việc làm vô cùng cần thiết, giúp phát hiện những căn bệnh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ và kịp thời chữa trị. Kiểm tra thị lực, thính giác, răng miệng, xem các tiêm chủng cần thiết đã hoàn tất chưa. Khi thị giác và thính giác yếu kém, trẻ không thể theo dõi đúng mức các bài giảng ở lớn. Có trẻ vì vậy mà học kém, chứ không phải vì trẻ kém thông minh.

Rèn trẻ tự quản lý các công việc phải làm

Thường khi còn nhỏ, vì chưa đủ trình độ tự quản lý, tự chủ động trong các công việc thiết thân, nên trẻ lo sợ. Cho nên, mẹ quan tâm dạy trẻ tự quản lý các công việc cần thiết để trẻ có tác phong tự lập. Trẻ phải biết tự đi vệ sinh, phải biết tự mặc quần áo một mình. Nên ghi tên trẻ trên quần áo của trẻ, để trẻ có thể nhận được là chính quần áo của mình (dù trẻ chưa biết đọc nhưng phần đông trẻ vẫn nhận ra). Bởi lẽ, quần áo may công nghiệp thường giống nhau, dễ lẫn lộn.

Với trẻ mới đến trường lần đầu hoặc mới chuyển trường

Cha mẹ nên đưa trẻ đi xem trường mới, trước ngày nhập học. Như thế, tránh cho trẻ cảm giác lạc lõng khi đột nhiên một mình ở một nơi xa lạ, không có mẹ bên cạnh. Sự quan tâm chú ý này rất cần thiết, để trẻ không lo sợ quá đáng và mất tự tin.

Cung cấp cho trẻ sách Nhi đồng nói về ngày nhập trường

Thường các trẻ rất thích những sách này. Trẻ cảm thấy mình giống như nhân vật trong truyện. Trẻ an tâm vì các cô, cậu bé trong truyện cũng giống như trẻ ngày nhập trường: Cũng lo lắng, đôi khi cũng muốn khóc như mình! Nhưng rút cục, ai ai cũng đi học và học tốt cả!

Ngoài dụng cụ học, nên cung cấp cho trẻ một cái túi nhỏ để trẻ đựng những gì trẻ thích giữ bên cạnh mình

Có thể là bình nước uống, khăn, bánh kẹo, chú gấu bông nho nhỏ, hay một món đồ chơi yêu quý. Điều này rất quan trọng, giúp trẻ cảm thấy an tâm, vì đã mang theo bên mình một “miếng ghép” từ môi trường quen thuộc và thân thương của trẻ.

Ngày nhập học

Nên gọi trẻ dậy sớm hơn ngày bình thường, để tránh phải hấp tấp. Ăn sáng một cách bình tĩnh và thoải mái. Nếu vì quá lo lắng, trẻ không ăn sáng được nên thay thế bằng cách cho trẻ mang theo quà ăn sáng (xôi, bánh mì…) để trẻ cất giữ trong túi sách và ăn lúc giờ chơi. Nhất định không nên để trẻ phải đói bụng. Vì đói bụng, trẻ không thể nghe và hiểu được những căn dặn và bài giảng của thầy cô một cách đúng đắn được.

Đưa trẻ đến trường

Đừng để con đến trường một mình vào ngày khai giảng, nếu không thể đích thân đưa trẻ đi cha mẹ có thể nhờ một người quen nào đó đưa bé đến trường. Nếu có thể, cha mẹ hãy vào đến cửa lớp học của trẻ. Nếu không thể được, hãy khoan thai bình tĩnh dặn dò con. Khi tan học hãy đến đón con sớm. Trên đường về nhà, có thể bảo con kể lại ngày học đầu năm cho cha mẹ nghe. Hãy lắng nghe con nói. Cha mẹ và con vui vẻ trò chuyện với nhau, đồng thời chia sẻ những lo lắng, suy nghĩ của trẻ và trấn an trẻ.

Ngày tựu trường nào bao giờ cũng là một mốc thời gian quan trọng đối với mỗi đứa trẻ và đối với mỗi cha mẹ vì thế cần quan tâm đặc biệt đến con hơn trong ngày này.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • 6 cách hay của bố mẹ giúp con nói tiếng Anh ‘như gió’
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Con gái cần được cha dạy dỗ những gì?
  • Cha mẹ đã thực sự hiểu về kỹ năng sống của trẻ?
  • Những hoạt động giúp gắn kết các thành viên gia đình với nhau

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn