Phần nhiều các biểu hiện nhút nhát ở bé là bình thường. Không phải mọi bé đều thích đám đông và ồn ào. Một em bé chậm hòa nhập sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bé được cung cấp thêm thời gian. Một khi đã quen, bé sẽ tham gia vui vẻ. Mặt khác một bé nhút nhát, có thể tránh được những lôi kéo không lành mạnh ngoài xã hội.
Nhút nhát có thể là do tính khí bẩm sinh, không phải do nuôi dạy và cũng không thể thay đổi được bằng dạy dỗ. Nhưng bạn có thể giúp bé đỡ nhát và mạnh dạn hơn.
Một số bé rất dễ hòa nhập, trong khi một số bé khác lại không thoải mái nếu phải tham gia một nhóm ngoài gia đình.
Nhút nhát không phải là xấu
Cha mẹ thường đánh đồng bé nhút nhát là không đáng khen. Do đó, bé có thể tự cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Tâm lý này càng phổ biến khi phụ huynh muốn bé phải bạo dạn hơn, khác với vẻ rụt rè hàng ngày. Chính điều này làm bé sợ hãi và không được thoải mái.
Bởi thế lời nói, cũng như cách ứng xử của cha mẹ là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn nói: “Ô, bé Cún nhà tớ hả? Kệ nó đi. Nó nhát lắm” thì có nghĩa, bé sẽ càng chui vào “vỏ ốc’ vì nghĩ mình là một em bé nhát. Thay vào đó, hãy thử nói: “Lát nữa quen dần thì Cún sẽ chơi cùng các anh chị”. Điều này gửi thông điệp rằng, bé có thể hòa nhập một khi đã qua giai đoạn e dè ban đầu.
Khi nhút nhát là một vấn đề
Phần nhiều các biểu hiện nhút nhát ở bé là bình thường. Không phải mọi bé đều thích đám đông và ồn ào. Một em bé chậm hòa nhập sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bé được cung cấp thêm thời gian. Một khi đã quen, bé sẽ tham gia vui vẻ. Mặt khác một bé nhút nhát, có thể tránh được những lôi kéo không lành mạnh ngoài xã hội.
Nhút nhát bình thường không gây khó khăn cho bé khi đi học, đi tiệc sinh nhật hoặc vui chơi trong công viên. Tuy nhiên, cha mẹ cần mất thời gian để giúp bé hòa nhập tốt.
Dưới đây là một số biểu hiện nhút nhát ở bé mà cha mẹ cần quan tâm:
– Bé bám chân mẹ khi có người mà bé không quen ở bên cạnh. Sau một vài phút không bị áp lực, một bé nhút nhát bình thường bắt đầu di chuyển hoặc ra chơi. Các chuyên gia dùng thuật ngữ “chậm hâm nóng” để mô tả loại hành vi này.
– Tại công viên, bé đứng cạnh mẹ dù những bé khác đang chạy nhảy xung quanh. Khi bạn hỏi sao bé không chơi, bé có thể đáp là bé vui khi đứng đây hơn là chạy ra chỗ đó chơi. Thậm chí, bé có thể đứng yên nhìn nhóm bạn đang vui chơi cả tiếng đồng hồ. Cha mẹ cần có thời gian động viên để bé cảm thấy thoải mái, sẵn sàng vui chơi.
– Bé không muốn bị mẹ bỏ lại ở lớp mẫu giáo hay nhà trông trẻ. Bạn có thể phải ở lại với bé vài phút cho tới khi bé thôi khóc, yên tâm và chịu tham gia cùng cô giáo và các bạn. Một khi bé đã bớt căng thẳng, mẹ nên nhanh chóng nói lời tạm biệt mà không loanh quanh dỗ dành bé nhiều.
– Bé từ chối nói chuyện với người không phải là thành viên trong nhà bé. Vấn đề này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Có thể cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp chuyên gia ở những tình huống như thế này.
– Bé từ chối làm gì đó khi có người lạ, ví dụ khi bạn yêu cầu: “Con đọc bảng chữ cái cho bác Tư nghe nào”. Tâm lý này là rất phổ biến với các bé mầm non. Một số bé cảm thấy không tự tin khi “trình diễn” điều gì đó trước mặt người không quen biết. Cách tốt nhất để bé chịu hợp tác là giảm áp lực cho bé càng nhiều càng tốt.
-Bé thích chơi một mình trong phần nhiều thời gian. Điều này là bình thường với nhiều bé, miễn là bé có ít nhất 1-2 người bạn (cho bé từ 4 tuổi trở lên).
– Đôi khi sựnhút nhát đi cùng với nỗi sợ hãi khác như sợ động vật, sợ bóng tối. Hãy chú ý tới cảm xúc riêng của bé.