Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nghệ thuật nói “không” với trẻ

Rất nhiều bậc cha mẹ cũng gặp trường hợp ‘con hư’ mà chưa tìm ra cách ‘đối phó’. Tại sao các nhóc tì tuổi mẫu giáo lại ngang ngạnh, không chịu nghe lời? Một phần do cha mẹ chưa học được nghệ thuật nói ‘Không’.

Mới đây, trong chuyến đi du lịch nghỉ mát của cơ quan, mình tận mắt chứng kiến cảnh nhóc tì ( hơn 2 tuổi) – con một đồng nghiệp đòi mẹ mua đồ chơi và vì bị mẹ từ chối ‘yêu sách’ nên đã quay ra dằn dỗi, vùng vằng. Chưa hết, cô bé còn ăn vạ bằng cách đập đầu xuống đất rồi khóc lóc. Vì ngại đồng nghiệp nên chị đành chiều theo đòi hỏi của con.

“Không ít lần con bé có những đòi hỏi vô lý. Mình đã nghiêm khắc nói ‘Không’ nhưng xem ra vô ích. Có lẽ cái tuổi ẩm ương này nó thế. Lớn lên chắc sẽ ngoan hơn”, chị đồng nghiệp của mình than thở.

Không riêng gì đồng nghiệp của mình phải đau đầu với trẻ lên 2 ương bướng, rất nhiều bậc cha mẹ cũng gặp trường hợp ‘con hư’ tương tự mà chưa tìm ra cách ‘đối phó’. Tại sao các nhóc tì tuổi mẫu giáo lại ngang ngạnh, không chịu nghe lời? Một phần do cha mẹ chưa học được nghệ thuật nói ‘Không’.

Vậy nói ‘Không’ sao để trẻ ‘tâm phục, khẩu phục’? Dưới đây là một vài mách nước cho các bậc phụ huynh.

Nói “không” với trẻ là cả một nghệ thuật

1. Nói ‘Có’ mà ‘Không’

Đang đi shopping, tự nhiên nhóc tì nhà bạn ‘giở chứng’ đòi mua kẹo và bạn nhắc nhở: “Con không được ăn kẹo trước bữa tối”. Ngay lập tức, bé quay ra dậm chân tỏ ý khó chịu và vô cùng bức xúc. Đôi khi, con trẻ sẽ không hiểu, không chấp nhận lý do tại sao bạn nói ‘Không’. Vì vậy, thay vì từ chối một cách thẳng thắn, bạn nên tìm một cách diễn đạt khác dễ lọt tai trẻ hơn, ví như: “Được, con sẽ có kẹo sau bữa tối. Còn giờ, hãy ăn táo nhé!’

2. Cho bé sự lựa chọn

Bé cứ nghịch và ném bóng trong phòng khách khiến bạn cảm thấy phiền? Bạn bực mình gắt: “Dừng lại ngay, không được chơi bóng trong nhà”. Thấy bạn gắt gỏng, bé có thể sẽ chấm dứt hành vi của mình đôi phút, nhưng sau đó rất có thể ‘ngựa sẽ quen đường cũ’, bé lại tiếp tục trò chơi của mình. Do đó, thay vì ‘ra lệnh’ cho bé bằng câu nói ‘Không’ đầy cấm đoán, hãy cho bé chọn lựa “Con muốn chơi bóng trong nhà hay là mang ra ngoài chơi?”

Với việc đưa ra lựa chọn, bạn khiến bé cảm thấy như có nhiều quyền lực hơn trong tình huống này. Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, nên khuyến khích chúng tự lựa chọn và phát huy tính độc lập tự chủ. Nhưng tránh đưa ra nhiều lựa chọn. Đối với trẻ mới biết đi và trẻ sắp đến trường, chỉ hai lựa chọn là phù hợp.

3. Vừa nói vừa hướng dẫn

Bé 2 tuổi đang cấu véo đứa em mới sinh, bạn nhìn thấy, hốt hoảng quát: “Không, dừng lại!”. Nhưng xem ra chẳng ích lợi gì, bé vẫn tiếp tục hành vi của mình. Tại sao bé không dừng lại? Đơn giản vì bé không biết làm gì thay thế. Bởi thế, nghĩa vụ của bạn là giúp bé hình dung ra việc cần làm bằng các mách nước khéo léo. Ví dụ, bạn nhắc: “Đừng cấu em, hãy hôn em một cái đi nào!”, hoặc một vài gợi ý tương tự để bé hình dung ra việc nên làm.

Hoặc con bạn khá lém lỉnh, ưa chạy nhảy khiến bạn cảm thấy ‘quay cuồng’. Muốn giảm bớt sự hiếu động của con, bạn có thể nhẹ nhàng dụ dỗ: “Con bảo đôi chân dừng lại nào”, thay vì quát: “Không chạy nhảy nữa, chóng mặt quá!”. Nếu bé vẫn chưa hiểu ý bạn, bạn có thể nói một cách đơn giản hơn: “Nhẹ chân” và đặt tay lên chân bé để hướng dẫn.

Sự hài hước và tâm lý của bạn sẽ đánh trúng ‘tim đen’ ưa nịnh trẻ và chúng sẽ cười toe, sẵn sàng nghe theo lời đề nghị của bạn.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, trung bình 1 ngày, trẻ mới biết đi sẽ phải nghe từ ‘Không’ khoảng 400 lần. Bị từ chối quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ. Trẻ nghe từ không quá nhiều sẽ có kỹ năng ngôn ngữ kém hơn so với trẻ được cha mẹ đáp ứng nhu cầu thông tin một cách tích cực. Hơn nữa, nói không quá nhiều dễ gây phản tác dụng, trẻ sẽ phớt lờ, không nghe lời hoặc vô cùng tức giận khi luôn luôn bị cấm đoán, khước từ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • 6 cách hay của bố mẹ giúp con nói tiếng Anh ‘như gió’
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Con gái cần được cha dạy dỗ những gì?
  • Cha mẹ đã thực sự hiểu về kỹ năng sống của trẻ?
  • Những hoạt động giúp gắn kết các thành viên gia đình với nhau

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn