Muốn con thông minh, hãy cho chúng chơi cờ vua. Các chuyên gia dạy cờ đã phát hiện trò chơi thể thao này giúp trẻ cư xử thông minh hơn, tập trung tốt hơn và có tư duy logic. Nó cũng đặc biệt tốt với trẻ tự kỷ hay rối loạn hành vi. Chơi Cờ vua là cách tuyệt vời để khơi ngợi niềm ham thích học tập và phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
Cờ vua dạy trẻ nhiều kỹ năng
Chơi cờ đòi hỏi một sự quan sát cẩn thận, tập trung. Nó giúp trẻ học cách làm thế nào để tập trung. Nếu người chơi không thể tập trung vào trò chơi, họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối phó lại sự tấn công của đối thủ.
Bên cạnh đó, tập trung chơi cờ còn giúp trẻ tập hình dung. Để giỏi cờ vua yêu cầu trẻ phải suy nghĩ trước và tiên đoán được những gì sắp xảy đến trong nước cờ tiếp theo của đối phương, trước khi chúng thực sự xảy ra. Trong phút chốc, trẻ có thể cần phải dự tính những bước tiếp theo trong đầu của trẻ, trước khi chúng diễn ra trên bàn cờ. Trẻ em cũng sẽ học cách suy nghĩ tới các lựa chọn thay thế. Chơi cờ đòi hỏi phải suy nghĩ về những hướng di chuyển có thể khác nhau và để đánh giá các kết quả khác nhau.
Chơi cờ cũng phát triển các kĩ năng sử dụng sự suy đoán thế cờ và áp dụng chúng vào những tình huống tương tự. Nó sẽ giúp trẻ học hỏi từ những tình huống trong quá khứ và loại hành động để ứng phó khi một tình huống tương tự xảy ra. Một kĩ năng khác rất quan trọng là lập kế hoạch. Để thành công trong cờ vua, trẻ cần phải có một mục tiêu và kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình. Nó cũng quan trọng để tiếp tục thích ứng với mục tiêu và kế hoạch của trẻ với tình hình hiện tại. Chơi cờ liên quan đến tất cả những kĩ năng này và kích thích trẻ em sử dụng chúng trong khi vui đùa. Nó giúp trẻ giải quyết vấn đề trở nên tốt hơn và biết suy nghĩ trước khi hành động.
Một điều tuyệt vời của trò chơi này là nó giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội. Khi trẻ chơi ở nhà, trường học hoặc câu lạc bộ, trẻ có cơ hội tìm hiểu thêm về những người bạn chơi và vui chơi với nhau bình đẳng.
Bài học đánh cờ
Con đã học cờ vua được gần 1 tháng, hôm qua, bố rủ con đánh một ván cờ. Con rất hào hứng nhận lời.
Bàn cờ mở ra, bố quân đen, con quân trắng. Xếp quân xong, hai bố con bắt tay theo đúng nghi lễ. Nó báo hiệu một sự bình đẳng, đó là sự lạnh lùng của mỗi ván cờ, nơi chỉ có chiến thắng và chiến bại!
Dàn quân: Con bắt đầu đi tốt, bố cũng vậy. Để tránh mất thời gian, bố xua tốt đánh nhau, con ăn quân của bố cũng nhiệt tình lắm. Tốt vơi đi, để hở ra nhiều chỗ trống… con bắt đầu dàn trận theo đúng bài học trên lớp. Cách giàn trận của con làm bố thoáng giật mình, con chơi rất bài bản.
Lộ tẩy: Thế nhưng, cách dàn trận của con bộc lộ sự “bài vở” và thể hiện sự hiểu chưa sâu của người mới học chơi, bố bắt đầu nhìn thấy chiến thắng. Con vẫn ngây thơ giàn quân theo bài mà không hiểu để làm gì.
Thất thủ: Nước cuối cùng, tướng của con không còn đứng vững được nữa, bị hậu của bố bắt. Con đã thua! Bố đưa tay ra bắt, hai bố con bắt tay nhau, lén nhìn, bố thấy nước mắt con vòng quanh… con lảng mặt về phía sau…
Khoảnh khắc đó hay và làm bố tự hào lắm, có lẽ bố con mình đã chiến thắng. Nước mắt, nó thể hiện sự nghiêm túc trong cuộc chơi của con. Đó là điều đáng quý nhất mà bố cần con thể hiện.
Bài học: Bố tâm đắc điều Giáo sư người nước ngoài khi dạy bố môn luật ở lớp MBA có nói: Dạy con cái phải có một mục tiêu duy nhất, đó là dạy con cách sống độc lập khi ra cuộc sống.
Nhiều người từng trải đã nói: cuộc sống như một trận cờ, mỗi nước cờ đều để lại hệ quả trong tương lai, có thể tốt và xấu… thậm chí một bước ngoặt. Ván cờ hôm qua, bố đã cố tình đưa vào trong cuộc một sự bình đẳng, và bố tin qua những trận cờ như vậy con gái bố sẽ có ngày làm bố phải chịu thua với những giọt nước mắt?! Nhưng những giọt nước mắt đó sẽ là sự tự hào về cô con gái yêu của bố!